Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy, khi lên thực đơn hàng ngày cho trẻ dưới 1 tuổi, bố mẹ cần chú ý kết hợp đầy đủ các nhóm dinh dưỡng. Dưới đây hãy cùng tham khảo những gợi ý từ bTaskee nào!
Tập cho trẻ dưới 1 tuổi bắt đầu ăn dặm như thế nào?
Theo WHO, trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, không cung cấp thêm bất cứ loại thức ăn nào khác. Từ 6 tháng trở đi, bố mẹ có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm.
Trong giai đoạn 6 tháng đến dưới 1 tuổi, dạ dày em bé cũng rất nhỏ nên thực đơn hàng ngày cho trẻ dưới 1 tuổi cần loại thức ăn mềm, bổ dưỡng, chia thành nhiều bữa để bé dễ hấp thụ.
Việc cho bé ăn dặm cần thực hiện từng bước để bé quen dần. Thực phẩm nên được xay nhỏ hoặc ninh lấy nước cốt, dùng để nấu cháo hoặc khuấy bột. Những bữa đầu tiên chỉ nên cho bé ăn vài muỗng rồi tăng dần để phù hợp với khẩu phần.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn chuyển giao giữa chỉ bú sữa mẹ và ăn dặm, bố mẹ cần chú ý kỹ hệ tiêu hóa của bé. Nếu xảy ra tình trạng đầy bụng, tiêu chảy hay dị ứng với loại thực phẩm nào thì phải được xử lý ngay, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ.
Thực đơn hàng ngày cho trẻ dưới 1 tuổi ăn dặm vào những giờ nào và bao hàm lượng dinh dưỡng ra sao?
Trong giai đoạn trẻ em dưới 1 tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn năng lượng chính. Vì vậy, mẹ bỉm cần ưu tiên cho bé bú trước rồi mới cho ăn, tránh việc bé ăn no sẽ bỏ sữa. Theo thông tin từ Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF, khi bé được 6 tháng tuổi thì nên cho ăn khoảng hai đến ba thìa, hai lần một ngày.
Với bé từ 6 đến 8 tháng tuổi, dạ dày đã lớn hơn thì có thể cho bé ăn mỗi lần nửa chén nhỏ, hai đến ba lần một ngày. Khi bé đủ 9 tháng thì nên nâng lượng thức ăn hàng ngày lên. Mỗi lần cho ăn khoảng nửa chén, ba đến bốn lần một ngày.
Về dinh dưỡng, thực đơn cho bé 1 tuổi ăn dặm cần đẩy đủ các nhóm thực phẩm như thịt, ngũ cốc, rau củ, trái cây, các loại đậu và hạt, chất béo giàu năng lượng. Đặc biệt, các món ăn chế biến từ động vật (sữa, trứng, thịt, cá và gia cầm) cần thiết mỗi ngày để giúp bé phát triển toàn diện.
Gợi ý thực đơn hàng ngày cho trẻ dưới 1 tuổi ăn dặm theo từng tháng chi tiết nhất
Độ tuổi | Thực đơn hàng ngày cho trẻ dưới 1 tuổi |
6 tháng tuổi | Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng:Cho bé ăn bột loãng hoặc thức ăn (thịt, rau củ) nghiền nhuyễn.Mỗi ngày cho bé bú đủ 3 đến 4 cữ, ăn dặm 1 bữa. Lượng thức ăn thích hợp mỗi ngày là 100 đến 200ml. |
7 tháng tuổi | Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng:Vẫn cho bé ăn bột loãng hoặc thức ăn nghiền nhuyễn.Tăng lên cho bé ăn dặm 2 bữa sáng – tối, lượng sữa mẹ giữ nguyên.Lượng thức ăn thích hợp trong giai đoạn này là 200ml. |
8 tháng tuổi | Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng:Giữ nguyên 2 bữa ăn dặm, nên cho bé ăn bột ngũ cốc để bổ sung sắt và năng lượng.Tăng thêm một bữa ăn dặm bằng trái cây vào bữa trưa.Vẫn giữ nguyên lượng sữa mẹ hoặc tăng lên tùy thuộc vào khẩu phần của bé.Lượng thức ăn thích hợp với bé 8 tháng tuổi là 230ml. |
9 tháng tuổi | Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng: Cho bé ăn 3 bữa mỗi ngày.Thức ăn là bột đặc. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm rau xanh, thịt thái nhỏ để kích thích bé nhai.Lượng thức ăn thích hợp trong giai đoạn này là khoảng 250ml. |
10 tháng tuổi | Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng:Duy trì khẩu phần sữa mẹ mỗi ngày, tránh để bé quen thức ăn rồi sẽ bỏ sữa quá sớm.Tập cho bé ăn cháo, nấu loãng để bé dễ ăn hơn.Lượng thức ăn khoảng từ 250 đến 300ml mỗi ngày là phù hợp. |
11 tháng tuổi | Thực đơn ăn dặm cho bé 11 tháng:Bú sữa 3 bữa + ăn dặm 3 bữa.Thức ăn thái khúc, thái miếng, tập cho bé tự ăn.Cho bé ăn thêm trái cây, váng sữa, sữa chua để cung cấp đủ vitamin, protein và chất béo.Lượng thức ăn duy trì trong khoảng 300ml. |
12 tháng tuổi | Trong thực đơn cho bé 1 tuổi, bố mẹ có thể nấu cháo chung với thịt, cá, rau củ, nấu vừa đủ đặc và dễ ăn. Lượng thức ăn lúc này thay đổi tùy thuộc vào sức ăn của bé.Bố mẹ nên đa dạng món ăn mỗi ngày, ăn từ 3 đến 4 bữa, đảm bảo đầy đủ các nhóm thực phẩm.Nếu bé kén ăn thì nên trộn chung món bé thích và bé ghét để tập dần. |
Với những bố mẹ bỉm sữa quá bận rộn hoặc còn bỡ ngỡ trong việc chăm em bé thì đừng quên dịch vụ trông trẻ tại nhà của bTaskee. Các chị Ong với một kho kinh nghiệm chăm sóc trẻ em sẽ đảm bảo trông giữ bé cẩn thận, chuẩn bị các món ăn đầy đủ dinh dưỡng, đưa bé đi chơi, đi học theo yêu cầu của phụ huynh.
Tải app bTaskee ngay hôm nay để trải nghiệm những dịch vụ gia đình tận tâm và chuyên nghiệp!
Một số lưu ý quan trọng khi cho bé dưới 1 tuổi ăn dặm
Khi lên thực đơn hàng ngày cho trẻ dưới 1 tuổi, bố mẹ bỉm sữa cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Hệ tiêu hóa của bé còn rất non nớt nên cần đảm bảo thực phẩm tươi ngon, chế biến kỹ lưỡng, ăn chín uống sôi.
- Liên tục thay đổi thực đơn cho bé 1 tuổi ăn dặm, các món ăn đa dạng, phong phú, đảm bảo vừa đủ chất vừa ngon miệng.
- Tập cho bé thói quen ăn uống đúng giờ. Nếu bé không ăn thì cũng không nài ép, đến bữa tiếp theo bé đói thì sẽ chủ động ăn.
- Theo nguyên tắc, trước khi bé tròn 1 tuổi không được để chế độ ăn dặm ảnh hưởng đến thói quen bú sữa mẹ. Trong giai đoạn này, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng cực kỳ quan trọng giúp bé mau lớn.
- Giai đoạn ăn dặm, bố mẹ không nên để bé ăn theo chế độ của người lớn. Các món ăn của bé bên cạnh đảm bảo dinh dưỡng cùng cần hạn chế gia vị, không cay nóng, không quá dầu mỡ để bảo vệ đường ruột.
Câu hỏi thường gặp
- Nếu vì một số nguyên nhân mà mẹ bỉm không thể nuôi con bằng sữa mẹ thì chế độ ăn dặm sẽ thay đổi như thế nào?
Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF, trong trường hợp nuôi con không sữa mẹ thì bé nên ăn theo chế độ sau:
– Trong 6 tháng đầu, bé vẫn dùng sữa công thức thay cho sữa mẹ. Không nên cho bé ăn dặm sớm vì lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa thể tiêu hóa được các loại thực phẩm đa dạng.
– Khi bé tròn 6 tháng tuổi, bố mẹ cho bé ăn thức ăn mềm và nghiền nhỏ giống như nhu cầu của trẻ bú sữa mẹ. Bên cạnh đó vẫn duy trì sữa công thức để đảm bảo dinh dưỡng.
– Từ 6 đến 8 tháng tuổi, bé sẽ cần nửa cốc thức ăn mềm, mỗi ngày khoảng bốn bữa, thêm một bữa phụ với đồ ăn nhẹ lành mạnh.
– Từ 9 đến 11 tháng tuổi, bé sẽ cần nửa cốc thức ăn và năm bữa một ngày, cộng thêm hai bữa ăn nhẹ lành mạnh.
– Bên cạnh đó, các mẹ bỉm lưu ý chọn loại sữa theo số tháng của trẻ để đảm bảo nguồn dinh dưỡng phù hợp. - Trẻ em dưới 1 tuổi có thể ăn dặm thuần chay hay không?
– Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, trẻ em có thể theo chế độ ăn thuần chay ở bất cứ độ tuổi nào. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, phụ nữ trong thời kỳ mang thai, cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều có thể ăn thuần chay mà vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, phát triển hoàn toàn bình thường.
– Tuy nhiên, để đảm bảo dinh dưỡng, bố mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng về các tiêu chí của thuần chay. Từ đó đảm bảo thực đơn hàng ngày cho trẻ dưới 1 tuổi đủ cả chất và lượng, đặc biệt là các nhóm thực phẩm cung cấp chất béo thực vật, canxi, vitamin D, vitamin B12.
– Bạn có thể tham khảo thực đơn ăn thô cho bé 8 tháng tuổi để dễ hình dung và lựa chọn được các món ăn phù hợp dành cho bé nhà mình.
Trên đây là những thông tin về thực đơn hàng ngày cho trẻ dưới 1 tuổi mà bTaskee muốn mang đến cho các bố mẹ bỉm sữa. Hi vọng với những gợi ý này, bạn sẽ dễ dàng lên thực đơn ăn dặm cho bé, đảm bảo ngon miệng và đầy đủ dinh dưỡng, giúp bé mau lớn, tăng cân đều đặn và thật khỏe mạnh.
>>> Xem thêm một số gợi ý thực đơn ăn dặm đảm bảo dinh dưỡng cho bé:
- Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 5 Tháng Dinh Dưỡng
- Cách Cho Trẻ Ăn Dặm Đúng Cách Và Hiệu Quả Nhất
- Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 10 Tháng Phát Triển Toàn Diện
Hình ảnh: aFamily, Kids Plaza, tytphuong9qgv