Bình sữa được sử dụng hằng ngày và ảnh hưởng lớn đến ăn uống của bé nên các mẹ cần quan tâm cách tiệt trùng bình sữa đúng cách và hiệu quả. Đừng lo, bTaskee sẽ giúp bạn.
Khi nào thì nên khử trùng bình sữa trẻ em?
Như đã nói ngay từ đầu, bình sữa là vật dụng các bé sử dụng hằng ngày nên cần liên tục tiệt trùng bình sữa. Trước và sau khi sử dụng bình cho bé bú thì cần tiến hành tiệt trùng. Trường hợp không sử dụng thì phải 3 ngày tiệt trùng một lần.
Còn đối với những bình sữa được dùng để đựng nước, trước mỗi lần sử dụng chỉ cần tráng qua nước sôi là được. Thực ra cũng không nên tiệt trùng quá nhiều lần, điều này sẽ khiến cho hệ tiêu hoá của bé khó thích nghi với các thức ăn khác.
Tiệt trùng bình sữa bằng cách sử dụng máy tiệt trùng
Trước khi tiệt trùng bình sữa bằng máy tiệt trùng mẹ nên tháo rời các bộ phận của bình sữa, lau sạch bằng khăn mềm, có thể sử dụng các loại nước chuyên rửa bình, tuyệt đối không dùng các hóa mỹ phẩm rửa bát hằng ngày.
Với các vết sữa khô còn dính trong bình, sử dụng cọ rửa để cọ sạch sau đó rửa lại bằng nước sạch. Nếu bạn vệ sinh không sạch sẽ các vết sữa khô sẽ gây khó khăn cho trong quá trình tiệt trùng.
Các bước tiệt trùng như sau:
- Bước 1: Đổ 150ml nước lọc bình thường vào khoang máy tiệt trùng bình sữa.
- Bước 2: Đặt bình sữa vào giá đỡ, đặt sao cho bình sữa úp ngược xuống. Cho vào máy tiệt trùng rồi đặt khay phụ kiện gồm núm ti, nắp bình sữa, núm vú giả,… ở phía trên.
- Bước 3: Đậy nắp lại, cắm điện và nhấn nút công tắc để máy bắt đầu làm việc.
- Bước 4: Thời gian tiệt trùng thường khoảng 6 phút, một số loại máy có màn hình điện tử hiển thị số phút để các mẹ tiện theo dõi. Máy hoạt động khi đèn sáng và dừng hoạt động khi đèn tắt.
- Bước 5: Khi kết thúc giai đoạn tiệt trùng, thiết bị sẽ tự động ngắt. Trong vòng 3 giờ đồng hồ nếu bạn vẫn đậy nắp máy tiệt trùng thì các vật dụng trong máy sẽ được giữ vô trùng, không bị vi khuẩn xâm nhập.
Nếu cần sử dụng bình sữa ngay khi tiệt trùng các mẹ nên sử dụng cặp gắp chuyên dụng để hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập. Đây chính là nguyên tắc vàng mà các mẹ cần phải chú ý để mang đến cho con những giọt sữa chất lượng nhất.
Nếu bạn vẫn chưa nắm được cách tiệt trùng bình sữa, thì hãy đặt ngay dịch vụ trông trẻ tại nhà nhé. Những chị ong chăm chỉ tại đây chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng về những dịch vụ chuẩn 5 sao mà họ mang đến.
Tải ngay app bTaskee và trải nghiệm những dịch vụ gia đình hàng đầu Việt Nam.
Các cách không cần dùng máy tiệt trùng để khử trùng bình sữa
Nếu không có máy tiệt trùng cũng không sao đâu nhé. bTaskee sẽ giới thiệu cho bạn 3 cách tiệt trùng bình sữa không cần máy tiệt trùng.
Tiệt trùng bình sữa bằng nước sôi
Đầu tiên, cho nước lạnh vào ⅓ nồi inox, nên dùng nồi chuyên dùng để khử trùng bình sữa, không phục vụ cho những mục đích khác như chiên, xào, rán,…
Nếu bình sữa được làm từ thuỷ tinh, mẹ hãy để riêng bình vào nước lạnh trước, 5 – 10 phút sau khi nước sôi mới cho núm vú, nắp bình và các phụ kiện nhựa khác vào. Đậy nắp và đun thêm 3 – 5 phút. Chờ đến khi nước nguội, dùng kẹp gắp các vật dụng ra.
Còn đối với chai nhựa, mẹ phải đợi nước sôi mới được cho vào, đun tiếp 3 – 5 phút. Sau đó dùng kẹp gắp ra và lộn ngược tất cả bình và núm vú lại để ráo nước.
Phương pháp tiệt trùng bình sữa bằng nước sôi giúp bạn tiết kiệm kinh tế nhưng bạn phải lưu ý là không được đun đồ nhựa lâu bởi nó sẽ làm hỏng chất nhựa của bình.
Tiệt trùng bằng lò vi sóng
Nếu nhà có lò vi sóng, các mẹ có thể tiệt trùng bình sữa như sau: Rửa sạch bình đặc biệt các vết sữa khô, cho tất cả vào một cái hộp đựng ngập nước, quay trong lò vi sóng tầm 5 – 10 phút.
Phương pháp này thay thế cho máy tiệt trùng bằng hơi nước. Nó thuận lợi và đơn giản, tuy nhiên có một điều lưu ý là không để núm ti và nắm bình vào lò vi sóng mà không có nước. Để tránh hư hỏng núm ti, ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.
Sử dụng chất tẩy rửa và cọ rửa chuyên dụng
Trên thị trường đã có sản phẩm chuyên dụng để vệ sinh túi trữ sữa cho bé đó là dung dịch và cọ rửa. Với cách này, các mẹ chỉ cần pha một chút nước rửa bình sữa với nước lọc rồi tiến hành rửa bằng cọ. Sau đó tráng sạch lại với nước và đem phơi ở nơi khô ráo.
Một số câu hỏi thường gặp
- Bị keo dính vào tay có làm sao không?
Nếu chẳng may bạn làm đổ keo 502 hay keo dính chuột vào tay sẽ gây ra rất nhiều rắc rối. Nếu không được xử lý đến nơi đến chốn thì làn da của bạn rất có thể bị sưng phồng, lột da gây nên tình trạng đau đớn.
- Keo dính có gây nguy hiểm không?
Khi sử dụng keo dính bạn nên cẩn thận, tránh để keo tiếp xúc trực tiếp với da và các bộ phận khác. Khi để keo dính vào, da sẽ dễ bị dị ứng, nổi mẩn ngứa và bị các bệnh ngoài da khác.
- Nên bảo quản keo như thế nào sau khi mở nắp?
Cách được nhiều người áp dụng hữu hiệu đó chính là bảo quản keo trong ngăn mát tủ lạnh. Cách này sẽ làm cho keo không bị tiếp xúc với không khí bên ngoài. Và keo sẽ không bị đông cứng.
Trên đây bTaskee đã giới thiệu đến bạn cách tiệt trùng bình sữa đơn giản, phù hợp với điều kiện của tất cả các gia đình. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn.
Xem thêm các bài viết tương tự:
- Cách Sử Dụng Máy Hút Sữa Hiệu Quả Không Đau
- 5 Cách Làm Đồ Chơi Từ Vỏ Hộp Sữa Tươi Đơn Giản Cho Bé
- Hướng Dẫn Cách Pha Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Đúng Cách Nhất
Hình ảnh: Canva + Freepik