Trái bắp có thể được gọi là thực phẩm đa năng, vì toàn bộ cây có thể sử dụng được. Bởi vì, bên trong chứa hàm lượng chất xơ, chất đạm, chất béo vừa đủ tốt cho sức khỏe. Phần thân cây được tận dụng làm thức ăn cho gia súc. Hãy cùng bTaskee tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!
Nguồn gốc trái bắp
Bắp hay được gọi là ngô, được cho là có nguồn gốc ở miền trung Mexico 7000 năm trước từ một loại cỏ hoang dã, và người Mỹ bản địa đã biến bắp thành một nguồn thực phẩm tốt hơn.
Bắp được chia thành hai nhóm gồm nhóm ngũ cốc và nhóm rau củ quả. Nhóm ngũ cốc là chỉ khi lấy phần hạt phơi khô, sau đó có thể chế biến thành bắp nổ. Ngược lại, bắp được loại bỏ lõi chế biến thành món ăn thì được phân loại rau củ quả.
Bắp là một trong 3 loại cây ngũ cốc lớn của thế giới. Đặc điểm nhận dạng là thân cây xanh mọc thẳng. Nhân của nó giống như các loại hạt khác, là cơ quan dự trữ chứa các thành phần cần thiết cho sự phát triển và sinh sản của cây.
Vì lý do này và những lý do khác, bắp đã trở nên hội nhập sâu rộng vào nền nông nghiệp toàn cầu, chế độ ăn uống của con người và truyền thống văn hóa.
Giá trị dinh dưỡng trong trái bắp
Theo nguồn Nutritiondata, tổng hàm lượng dinh dưỡng được gói gọn trong 1 một trái bắp 100g gồm:
Tinh bột
Thành phần chủ yếu trong bắp là tinh bột, nó chiếm 123g. Đặc biệt, có một lượng đường nhỏ trong đó, chiếm 1.1g nhưng không ảnh hưởng nhiều đến chỉ số đường huyết tăng cao làm ảnh hưởng sức khỏe.
Chất xơ
12.1g chất xơ trong bắp được coi là ổn định. So với chất xơ hòa tan, loại trái này chiếm hàm lượng chất xơ không hòa tan cao hơn 12%.
Chất xơ không hòa tan giúp cải thiện mức lipid huyết thanh ở những người bị tăng cholesterol máu, là một chất thay thế ít calo cho các sản phẩm giảm lipid có nhiều chất xơ khác như cám lúa mì.
Chất đạm
Bắp là một những loại thực phẩm giàu chất đạm 15.6g. Điểm khác biệt ở loại chất đạm này có tên gọi là zein. Vai trò của nó thường được sử dụng làm chất kết dính, mực và kẹo.
Chất béo
Ngoài tinh bột và chất xơ, chất béo ở dạng dầu là thành phần dinh dưỡng lớn thứ 3 của bắp, chiếm 7.9g. So với hàm lượng chất béo của các loại thực phẩm khác như hạt hướng dương, bắp nguyên hạt tương đối ít chất béo.
Trên thị trường hàng tiêu dùng ngày nay, dầu ngô tinh chế luôn là sản phẩm đang được cạnh tranh trên các kệ tạp hóa. Câu trả lời là ở tổng hàm lượng axit linoleic cao của nó làm cho dầu bắp được bán trên thị trường như một sản phẩm cao cấp vì nó vừa thiết yếu vừa “tốt cho tim mạch”.
Một chế độ ăn uống được khuyến nghị phải từ 5g đến 15g dầu bắp mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu axit béo thiết yếu cho hầu hết mọi người. Bên cạnh đó, dầu bắp cũng hỗ trợ hấp thu các chất béo khác trong chế độ ăn uống.
Tổng hàm lượng dinh dưỡng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bởi vì con số sẽ thay đổi tùy thuộc vào giống của từng loại.
Lợi ích sức khỏe từ trái bắp
Tăng cường sức khỏe mắt
Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở người cao tuổi.
Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã khẳng định lutein và zeaxanthin là những thành phần thiết yếu cho sức khỏe của mắt. Chúng tạo thành các sắc tố chính được tìm thấy trong điểm vàng của võng mạc con người, giúp bảo vệ hoàng điểm khỏi bị ánh sáng xanh làm tổn hại, cải thiện thị lực và loại bỏ các loại oxy phản ứng có hại.
Trong khi đó, Lutein và zeaxanthin là những carotenoid chủ yếu trong bắp, chiếm khoảng 70% tổng hàm lượng. Việc tiêu thụ bắp có tác dụng trong việc tăng khả năng duy trì thị lực tốt và phòng ngừa bệnh liên quan đến mắt.
Đề phòng bệnh túi thừa
Bệnh túi thừa là một tình trạng đặc trưng bởi các túi trong thành ruột kết. Các triệu chứng chính là chuột rút, đầy hơi, chướng bụng,…
Như được nêu trước đó, trái bắp là một nguồn chất xơ dồi dào giúp thúc đẩy sự phát triển của “vi khuẩn tốt” trong đường ruột. Những vi khuẩn này tạo ra các axit béo chuỗi ngắn giúp ngăn ngừa bệnh.
Ăn các sản phẩm còn nguyên hạt để tận dụng lợi thế của trái bắp, nó đóng góp cho sức khỏe. Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ khuyến cáo 20 đến 35g chất xơ mỗi ngày.
Tác dụng phụ khi dùng trái bắp
Nhìn chung, bắp là loại thực phẩm đem lại nhiều dinh dưỡng bổ ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó có thể gây ra một số rủi ro an toàn đến người dùng.
Bệnh nền
Như những loại ngũ cốc khác, bắp chứa nhiều tinh bột. Điều này làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường cần điều chỉnh ăn lượng tinh bột cho hợp lý.
Bên cạnh đó, những người đang gặp vấn đề về như béo phì hoặc giảm cân cũng nên hạn chế tiêu thụ tinh bột từ bắp.
Theo nguồn thư viện y khoa Hoa kỳ, để kiểm tra mối liên quan giữa sự thay đổi về trọng lượng trong việc tiêu thụ các loại trái cây và rau quả, các chuyên gia đã kiểm tra trên 133.468 người tham gia. Họ kết luận rằng tăng cường ăn các loại rau giàu tinh bột, bao gồm ngô, đậu Hà Lan và khoai tây, có liên quan đến việc tăng cân.
Biến đổi giống
Trái bắp là một trong những cây trồng biến đổi gen nhiều nhất trên thế giới. Mục đích của việc này nhằm kháng thuốc diệt cỏ hoặc tăng năng suất.
Bắp biến đổi gen được ghi nhận tác động độc hại lên gan, thận và các cơ quan khác ở động vật. Trong khi một số nghiên cứu cho rằng cây trồng biến đổi không gây hại cho sức khỏe con người.
Vậy nên, Cần có thêm nhiều nghiên cứu để giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định sáng suốt về việc ăn bắp biến đổi gen. Nếu bạn lo lắng về việc ăn cây trồng biến đổi gen, hãy tìm các sản phẩm có nhãn “không biến đổi gen”.
Nhân tiện, nếu bạn là người bận rộn không có thời gian để lựa chọn và mua những loại thực phẩm này. Tại bTaskee có dịch vụ đi chợ hộ, họ sẽ thay bạn chọn ra những loại rau củ quả ngon nhất có thể.
Câu hỏi thường gặp:
Ăn nhiều bắp, đồng nghĩa với việc hấp thụ nhiều tinh bột. Điều này dễ dàng gây ra chứng như khó tiêu và đầy bụng.
Sau khi đã qua xử lý. Tất nhiên, chất lượng dinh dưỡng trong sữa sẽ không như ở dạng nguyên hạt. Do đó, chỉ nên thỉnh thoảng vài ngày uống một ly sữa bắp (200ml).
Các bài viết rau củ quả liên quan khác:
- Quả Táo Tàu: 8 Công Dụng Mang Lại Cho Sức Khỏe
- Quả Cà Tím: Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Dùng
- Táo Có Công Dụng Gì? Nên Ăn Mấy Quả Táo 1 Ngày?
Hình ảnh: Canva