Trái Si Rô Có Công Dụng Gì? Và Ăn Được Không

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Trái si rô công dụng tuyệt vời ít ai biết
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Si rô, không ai nghĩ đây lại có thể lại là tên của một loài thực vật. Cái tên nghe thật ngọt ngào. Với rất nhiều công dụng như: Trị sốt rét, chống ung thư, kháng vi-rút, chống táo bón và chống tiêu chảy. Thường dùng làm mứt, ngâm rượu. Vì vậy hãy cùng bTaskee khám phá nhé.

Trái si rô là trái gì?

Trái si rô mọc thành từng chùm
Trái si rô mọc thành từng chùm

Si rô là một loài cây rừng, thường được dùng để làm cây siro cảnh. Đặc biệt là cây siro đỏ, rất đẹp. Cây si rô có tên khoa học là Carissa carandas xuất xứ từ Ấn Độ và Indonesia.

Ngoài ra chúng còn mọc dài trên một số nước cận nhiệt đới và nhiệt đới vùng Nam Á như: Afghanistan, Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka… Loài cây độc đáo này cũng xuất hiện ở miền Nam Việt Nam. 

Cái tên si rô, có lẽ do người ta thường dùng quả chín của cây này để nấu nước si rô. Nước si rô sau khi nấu, có vị chua nhẹ, hơi ngọt, rất lạ miệng và giải khát.

Loài này ra hoa kết trái quanh năm, trái rộ nhiều nhất vào mùa hè. Trái si rô có hình tròn, hơi dài như quả trứng, đường kính từ 1-2 cm, dài khoảng 1,5-2 cm.

Trái mọc thành từng chùm, đỏ mọng, với nhiều màu xanh, cam, đỏ, tím đậm  tương ứng từ lúc quả còn xanh đến lúc chín. Theo USDA quả màu tím có tổng hàm lượng phenolic cao nhất. Sau khi thu hoạch có thể giữ tươi được 3-4 ngày ở nhiệt độ thường.

Trái si rô có công dụng gì?

Thành phần dinh dưỡng trong trái si rô
Thành phần dinh dưỡng trong trái si rô

Không những trái, mà tất cả các bộ phận khác từ rễ, hột, lá cây si rô,,… Đều được sử dụng trong y học. Trong 100 g trái si rô có đến 42,5 kcal năng lượng,  Photpho 28 mg, Canxi 21 mg, Vitamin C 9-11 mg, Vitamin A 1619 IU.

Chỉ trong thành phần hóa học của trái si rô, người ta đã tìm ra 14 hợp chất được phân lập từ rễ, 40 hợp chất từ ​​trái si rô và 19 hợp chất từ ​​lá.

Những hợp chất này bao gồm:  Phenolic, alkaloids, phenolic lignin, sterol, terpenoid, ester đơn giản, sesquiterpen, axit đơn giản, carboxylate, axit amin, glucose và galactose, sterol glycoside, theo Viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ

Chứa lượng lớn các thành phần trong y học là như vậy. Nhưng có rất ít người biết được công dụng của trái siro. Chỉ sử dụng chúng để làm thức uống, như những loại siro trái cây. Thật đáng tiếc phải không nào.

Trái si rô trong thực phẩm

Trái siro ăn như thế nào?. Có rất nhiều cách ăn loại quả này, chẳng hạn như dưới đây.

Trái xanh:Có vị chua, thường có công dụng như chanh. Dùng để pha nước uống, trộn gỏi, đều rất ngon vì có vị thơm nhẹ. 

Trái chín: Có vị chua ngọt, dễ thấy nhất là dùng để nấu si rô, ngâm rượu, làm mứt. Với màu đỏ rất đẹp mắt, cách nấu trái si rô cũng rất đơn giản

Trong y học

Ở Ấn Độ, người ta đã biết dùng cây và trái si rô để chữa bệnh từ hàng ngàn năm trước. Trong y học cổ truyền Ấn Độ Ayurveda có đề cập đến một số tác dụng trị bệnh của loại trái này, theo Thư viện trực tuyến Wiley.

Trái xanh chữa được chứng đa tiết mật, chán ăn và nôn mật, cải thiện tình trạng rối loạn của gan gây nhức đầu, táo bón. Dùng duy trì 2 trái, mỗi ngày/ lần.

Khát nước quá mức: Dùng 1 trái.

Tiêu chảy: Dùng 1 trái.

Trái chín chữa xuất huyết trong. Ăn 5 trái, mỗi ngày/ lần.

Rối loạn da: Giã 1-3 trái si rô và đắp vào vùng da bị viêm da, chàm, nấm ngứa.

Sức khỏe tâm thần: Ăn trái si rô thường xuyên cải thiện sức khỏe tâm thần.

Dùng 1 muỗng canh nước siro tươi còn giúp bổ tim.

Tác dụng dược lý

Công dụng của quả si rô
Công dụng của quả si rô

Loại cây này có thể xa lạ với Việt Nam, nhưng thế giới đã thực hiện nghiên cứu về loài thực vật này rất nhiều, cho thấy tác dụng của quả siro kinh ngạc như:

Chống viêm: Theo NCBI cho thấy tác dụng chống viêm của chiết xuất methanol từ trái quả si rô được sấy khô đối với chứng phù chân sau do carrageenan gây ra ở chuột, có kết quả tích cực.

Hỗ trợ tích cực điều trị tâm thần: Nhờ có magie, vitamin và tryptophan giúp cơ thể kích thích sản xuất serotonin. Một chất tác dụng cải thiện tích cực sức khỏe tinh thần, và quá trình tạo máu. Theo Viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ.

Trị sốt rét: Trong một cuộc nghiên cứu cho thấy chiết xuất trong quả si rô đã chống lại ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum, đây là một tín hiệu đáng mừng, mở ra tương lai của việc điều trị sốt rét.

Chống ung thư: Thật đáng mừng khi chiết xuất của trái si rô có khả năng chống được ung thư phổi và ung thư biểu mô buồng trứng ở người, theo Pubmed

Trị giun sán: Trái si rô còn xanh có tác dụng làm tê liệt, rồi gây chết giun sán sau một thời gian, theo Pubmed. Và đặc biệt tốt cho xương, răng nhờ hàm lượng phốt pho cao trong quả.

Những ai không nên ăn trái si rô?

Những người có tiền chứng đau dạ dày, phải cẩn thận khi sử dụng trái si rô. Vì chúng chứa nhiều axit. Những người tăng xuất huyết cũng tuyệt đối không được sử dụng. Ngoài ra nó còn làm giảm xuất tinh, cản trở ham muốn tình dục.

Đặc tính cần lưu ý khi trồng cây si rô:

Những ai đang có ý định trồng cây si rô phải lưu ý những điều sau:

Là cây ưa nắng nhưng hạn chế tưới nước nhiều, vì dễ bị úng. Theo USDA cây si rô dễ sống nhưng lại khó nảy mầm và nhân giống. Rất chậm phát triển và thường bị rệp sáp tấn công.

Bài viết trên, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về một loại thực vật rất quen thuộc, nhưng ít ai biết. Trái si rô thực sự có rất nhiều lợi ích, mà bạn phải thử 1 lần.

>>> Xem thêm bài viết về thông tin dinh dưỡng trong rau củ quả:

  • Trái dừa và công dụng trong đời sống
  • Trái Bắp: Lợi Ích Sức Khỏe Và Tác Dụng Phụ Cần Lưu Ý
  • Trái Ổi: 8 Lợi Ích Trong Sức Khỏe Và Lưu Ý Khi Ăn Loại Quả Này

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services