Trò chơi dân gian ngày Tết góp phần giúp không khí Tết trở nên sôi động và náo nhiệt hơn đồng thời tạo một nét đặc trưng riêng cho dân tộc Việt Nam vào mỗi dịp xuân đến. Cùng bTaskee tìm hiểu các trò chơi dân gian ngày Tết ở Việt Nam để thấy được sự thú vị và vui nhộn ở mỗi trò chơi nhé!
Giá trị văn hóa của những trò chơi dân gian trong ngày Tết
Ở xã hội hiện đại ngày nay, các trò chơi dân gian dường như đã bị lãng quên. Tuy nhiên, ở nhiều làng quê, những trò chơi này vẫn được duy trì và tổ chức đều đặn hằng năm.
Những trò chơi Tết Nguyên Đán không chỉ đơn thuần là những trò chơi tiêu khiển mà nó còn giúp duy trì những nét đẹp truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Việc tổ chức các trò chơi dân gian vào dịp Tết sẽ giúp người lớn có thể kéo con mình ra khỏi màn hình điện thoại, khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống, giúp con trẻ phát triển IQ.
Bên cạnh đó, những trò chơi truyền thống sẽ giúp mọi người có cơ hội gắn kết với nhau, tạo nên bầu không khí sôi động và đầy ắp tiếng cười.
Tổng hợp 20 trò chơi dân gian ngày Tết
Chơi cờ ô ăn quan
Cờ ô ăn quan là trò chơi Tết siêu thú vị dành cho mọi lứa tuổi vào dịp tết. Vì đây là trò chơi trí tuệ, nên đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng trong mọi đường đi nước bước của ván cờ.
Trò chơi này vô cùng phù hợp để trở thành trò chơi ngày Tết góp phần tăng sự sôi động và vui nhộn vào dịp năm mới
Cờ ô ăn quan là gì?
Trò chơi bao gồm 2 loại Quan và Dân, bạn có thể dùng sỏi hoặc nhựa cứng để làm các quân cờ. Bàn chơi là một hình chữ nhật được chia thành 10 ô vuông, ở hai đầu hình chữ nhật vẽ hai hình bán nguyệt. Bộ cờ bao gồm: 2 Quan và 50 Dân dành cho hai người chơi. Quân Quan thường sẽ to hơn quân Dân để dễ nhận biết.
Cách bố trí quân cờ: Ô hình bán nguyệt là ô quan và các ô hình vuông là ô dân. Bạn cần chia đều Dân vào các ô, mỗi ô gồm 5 Dân. Người chơi ngồi ở hai phía đối diện với hình chữ nhật. Người chơi ngồi bên nào sẽ kiểm soát các ô cờ phía đó.
Cách chơi cờ ô ăn quan
Người đi trước lấy một ô Dân bất kì và bắt đầu rải mỗi ô một Dân theo chiều tùy ý. Khi đã rải hết Dân, nếu ô tiếp theo có Dân thì vẫn lấy và rải tiếp. Trường hợp nếu nếu rải hết Dân mà ô kế bên trống, nhưng ô kế tiếp có Dân, bạn được quyền ăn hết số Dân có trong ô đó.
Ngược lại, khi đã rãi hết Dân mà liền sau đó là hai ô trống hoặc ô quan thì bạn mất lượt và đến lượt đối phương. Cứ vậy cho đến khi hai ô quan không còn bất kì quân cờ nào thì kết thúc, sau đó tiến hành tính điểm bằng cách tính tổng số quân cờ của hai bên, bên nào nhiều hơn thì bên đó thắng. Mỗi quân Dân được tính là 1 điểm còn Quan là 10 điểm.
Đập niêu đất
Đập niêu đất là trò chơi dân gian vô cùng thú vị ngày Tết làm cho bầu không khí trở nên náo nhiệt hơn gấp nhiều lần. Trò chơi dân gian ngày Tết này đòi hỏi bạn phải có độ tập trung và sự nhạy bén cao.
Vì thu hút được một lượng lớn người tham gia cho nên đập niêu đất thường được người dân ở nhiều vùng miền tổ chức vào ngày Tết Cổ truyền để tăng thêm không khí sôi nổi vui nhộn cho khắp xóm làng, phố phường.
Cách bố trí trò chơi dân gian đập niêu đất
Trước khi chơi người ta thường dựng trong sân hai chiếc cột và cột một cây tre bắt ngang để làm giá treo niêu. Sau đó kẻ một vạch cách giá treo niêu 3m để làm vạch mốc, vị trí đứng của người chơi khi đập niêu.
Treo những chiếc niêu lên giá treo, bên trong bỏ những mảnh giấy ghi phần thưởng, người chơi đập trúng chiếc niêu nào sẽ nhận được phần thưởng bên trong chiếc niêu đó.
Vì cần có phần thưởng và cũng cần chuẩn bị niêu nên bạn sẽ cần phải đi mua sắm một số món đồ đấy. Tuy nhiên, nếu ngày Tết bạn quá bận bịu vì phải nấu ăn và đón tiếp khách thì đừng lo, đặt ngay dịch vụ Đi chợ của bTaskee để các chị Ong giúp bạn mua sắm nhé.
Cách chơi đập niêu đất
Cách để chơi trò chơi dân gian ngày Tết đập heo đất này thì vô cùng đơn giản,những người tham gia khi chơi sẽ được trọng tài phát một chiếc gậy dài 50m và phải đứng ngay vạch mốc để đập những chiếc niêu treo trên dây.
Mỗi lượt chơi sẽ có từ 3 đến 4 người chơi. Trong mỗi chiếc niêu sẽ có mảnh giấy ghi phần thưởng, người chơi đập trúng niêu nào sẽ nhận được phần thưởng tương ứng có trong niêu.
Chơi cờ người
Cờ người là 1 trong những trò chơi dân gian ngày Tết tao nhã và thú vị. Thực chất cờ người chính là cờ tướng nhưng các quân cờ được thay thế bằng người thật và được bận các trang phục quân lính vô cùng đẹp mắt và nổi bật.
Đây là trò chơi dân gian ngày Tết siêu trí tuệ, bổ ích đem lại giờ phút thư giãn cho người chơi. Là bộ môn cờ nên đòi hỏi người chơi phải có sự tính toán kĩ lưỡng trong các thế cờ của mình đồng thời dự đoán nước cờ của đối thủ để có thể giành chiến thắng về cho mình.
Cách bố trí quân cờ
Trong một ván cờ sẽ có 32 quân cờ chia thành 2 phe bao gồm: 16 quân nam áo đỏ và 16 quân nữ áo đen đeo biển tên quân cờ, 1 tướng Ông và tướng Bà bận quần áo của Tướng, sau lưng có 2 cờ đuôi nheo cắm chéo sau lưng.
Mỗi khi trời nắng, các quân cờ sẽ đươc che ô kế bên. Hai người chơi sẽ ngồi phía sau, sẽ có người lo việc luân chuyển cờ theo ý người chơi. Trên sân trải một tấm tảm lớn vẽ hình bàn cờ tướng, để làm bàn cờ khổng lồ cho cờ người.
Cách chơi cờ người
Cách chơi cờ người ở đây chính là cách chơi cờ tướng, các quân cờ trong trang phục xanh và đỏ, tay cầm binh khí và di chuyển mỗi khi có tiếng trống chầu thúc giục. Cứ mỗi nước đi, các quân cờ thường múa điệu truyền thống hoặc là đi quyền cước.
Khi hai quân cờ ăn nhau sẽ ra khu vực sông (vách ngăn của bàn cờ) đánh nhau bằng quyền cước giữa những tiếng trống đầy kịch tính vầ tưng bừng. sau hai nước cờ đi và nước cờ lại, sẽ có một lời bình để khán giả biết ai đang giữ thế cờ cao. Cuối cùng, khi tướng bên nào bị ăn bên đó sẽ là người thua cuộc, và ván cờ kết thúc
Bịt mắt bắt dê
Bịch mắt bắt dê nằm trong danh sách các trò chơi dân gian ngày Tết siêu nổi tiếng và thú vị của trẻ em Việt Nam. Trò chơi mang tính giải trí cao nhưng bên cạnh đó có thể rèn luyện được thính giác, kỹ năng phán đoán và tập trung cao độ cho người chơi.
Trước khi chơi cần tìm một khoảng sân rộng vừa đủ với số lượng người chơi. Không phải chỉ có trẻ em mới có thể chơi trò chơi này, mà người lớn vẫn có thể chơi bình thường, vì đây là trò chơi giải trí, vui nhộn không phân biệt lứa tuổi.
Cách chơi bịt mắt bắt dê
Đầu tiên, chúng ta sẽ chơi trò “tay trắng, tay đen” để tìm ra người 2 người thua để oẳn tù tì với nhau, người thua sẽ là người bịt mắt đi bắt dê và người còn lại sẽ là người làm dê.
Những người còn lại sẽ đứng nối nhau thành một vòng tròn, người làm dê và người bắt dê sẽ đứng giữa vòng tròn đó để đuổi bắt nhau. Lưu ý là người làm dê không được đi ra khỏi vòng tròn, và trong lúc đuổi bắt phải luôn miệng kêu be be cho người bắt dê nghe thấy. Trò chơi kết thúc khi người bịt bắt bắt được dê và người làm dê sẽ phải thế chỗ.
Một cách chơi khác nữa là, sau khi đã tìm ra người bị bịt mắt, tất cả các người chơi còn lại phải chạy xung quanh và vỗ và vai hoặc vuốt má người bắt dê. Khi người bịt mắt bắt được người nào,thì phải đoán đúng tên của người đó mới được thay thế.
Người chơi có thể lừa người bịt mắt bằng cách khụy chân co người lùn xuống hoặc nhón chân đê người cao hơn, nhằm mục đích đánh lừa người bắt dê để họ không nhận ra mình.
Rồng rắn lên mây – trò chơi nhân gian ngày Tết siêu vui nhộn
Rồng rắn lên mây – trò chơi dân gian ngày Tết gắn liền với bao thế hệ trẻ em người Việt Nam. Nói đến đây, chắc hẳn bTaskee đã gợi lên một vài kí ức tuổi thơ của bạn về trò chơi này đúng không? Đây sẽ là trò chơi dân gian ngày Tết cực vui nhộn, náo nhiệt để chơi vào dịp Tết.
Cách chơi rồng rắn lên mây
Trước khi chơi, bạn cần tìm một cái sân rộng rãi vừa đủ với số lượng người chơi nhé! Đầu tiên, bạn cần chơi trò “tay trắng tay đen” để chọn ra người thua làm ông chủ.
Ông chủ ngồi một chỗ, và những người còn lại xếp thành hàng dài vừa đi vừa đồng thanh nói:
“Rồng rắn lên mây
Có cái cây lúc lắc
Có cái nhà điểm binh
Có ông chủ ở nhà không”
Khi đọc đến câu cuối, tất cả đều đứng trước mặt ông chủ, ông chủ sẽ lựa chọn trả lời “Có” hoặc ‘Không”. Nếu câu trả lời là Không thì tất cả sẽ đi tiếp, và ngược lại thì cả nhóm cùng trả lời các câu hỏi xin của ông chủ như sau:
Ông chủ: cho xin khúc đầu
Cả nhóm: Những xương cùng xẩu
Ông chủ: Cho xin khúc giữa
Cả nhóm: Chả có gì ngon
Ông chủ: Cho xin khúc đuôi
Cả nhóm: Tha hồ mà đuổi
Sau câu “ Tha hồ mầ đuổi”, ông chủ sẽ đuổi và bắt bạn đứng ở cuối, nhiệm vụ của cả nhóm là phải bảo vệ, không cho ông chủ chạm vào “ khúc đuôi” của mình. Người đứng đầu sẽ dang hai tay che chở cho cả nhóm. Nếu để ông chủ chạm vào “khúc đuôi” thì trò chơi kết thúc, bạn đứng cuối sẽ bị thay làm ông chủ.
Nhảy lò cò
Không còn gì xa lạ với trò chơi dân gian ngày Tết nhảy lò cò này đúng không nào? Đây là trò chơi gắn liền với bao tuổi thơ dữu dội của nhiều bạn trẻ Việt Nam.
Trò chơi rèn luyện tính khéo léo, và cẩn thận cho người chơi. Đây là trò chơi dân gian ngày Tết mà có nhiều người tham gia sẽ càng sôi nổi và náo nhiệt hơn rất nhiều trong năm mới đấy!
Cách chơi nhảy lò cò
Trước khi chơi, bạn cần tìm một khoảng sân rộng rãi để có thể chơi thoải mái mà không ảnh hưởng đến ai cả nhé! Sau đó dùng phấn viết bảng kẻ các ô vuông trên mặt đất, sau đó dùng 1 chiếc dép hay một viên gạch vừa tay cầm của mình để ném vào các ô. Một lần chơi sẽ có khoảng từ 3-4 bạn.
Cách chơi vô cùng đơn giản như sau: đầu tiên, tất cả cùng oẳn tù tì hay thi ném dép để chọn ra bạn chơi đầu tiên. Sau đó, các bạn cùng đặt dép hoặc viên gạch của mình vào ô đầu tiên.
Khi chơi, các bạn sẽ ném dép hoặc viên gạch của mình lần lượt vào các ô và nhảy lò cò vào các ô còn lại, khi có hai ô kế bên nhau mà trong hai ô không chứa bất kỳ dép hoặc viên gạch nào thì bạn phải nhảy bằng hai chân. Cứ tiếp tục như thế, ai là người đi hết các ô và xây nhà đầu tiên là người chiến thắng.
>> Xem thêm: Tổng Hợp 15+ Phong Tục Tết Truyền Thống Đậm Đà Bản Sắc Việt
Cướp cờ là trò chơi dân gian ngày Tết cho trẻ mầm non
Nếu muốn tạo một không khí sôi động và náo nhiệt cho mùa xuân này, thì trò chơi cướp cờ chính là một trong số những trò chơi dân gian ngày Tết dành cho bạn.
Cướp cờ là một trò chơi đòi hỏi cao về độ nhanh nhẹn của người chơi. Để dành chiến thắng về cho đội, các bạn chơi phải hết sức tập trung và nhanh chân để không bị loại khỏi trò chơi.
Cách chơi cướp cờ
Đầu tiên, bạn cần chia tập thể thành hai đội chơi, mỗi đội tầm 5-6 bạn xếp thành hàng dài sau vạch xuất phát, cũng chính là vạch đích của đội.
Xếp số thứ tự cho mỗi bạn và các bạn phải ghi nhớ số của mình. Chính giữa vẽ một vòng tròn và để cờ vào trong.
Khi quản trò hô số của bạn nào, thì hai bạn số đó của hai đội sẽ chạy đến cướp lấy cờ và chạy về vạch đích nhanh nhất để không bị bạn còn lại chạm vào vai.
Nếu bị chạm vào vai thì lập tức bị loại và quản trò không gọi bạn số đó nữa. Đội nào bị loại hết người chơi thì là đội thua cuộc.
Ném vòng trúng thưởng
Ném vòng là trò chơi dân gian ngày Tết mang tính thử thách, thích hợp để tổ chức chơi trong gia đình để tăng không khí sôi nổi giúp cho dịp Tết thêm ý nghĩa và vui tươi.
Các phần thưởng sẽ tăng cảm giác cảm giác phấn kích và tò mò góp phần tạo nên không gian vui nhộn cho ngày đầu năm mới.
Cách chơi ném vòng trùng thưởng
Đầu tiên, ta cần đặt những phong bì lì xì hay những món quà xuống đất, cần đặt chúng cách nhau một khoảng lớn và kẻ một vạch cách các phần thưởng 50m để tăng độ khó cho trò chơi.
Người chơi sẽ đứng dưới vạch kẻ và bắt đầu ném vòng, vòng rơi vào phong bì hay món quà nào, người chơi sẽ được nhận phần thưởng đó.
Nhảy bao bố
Nhảy bao bố là trò chơi dân gian ngày Tết mang đến nhiều tiếng cười rộn rã cho mọi người nhân ngày đầu năm. Để có thể chiến thắng, người chơi cần sử dụng hét tất cả sự khéo léo và nhanh nhậy của mình để có thể hoàn thành xuất sắc trò chơi và đem chiến thắng về cho cả đội.
Cách chơi nhảy bao bố
Trước khi chơi trò chơi dân gian ngày Tết bạn cần chuẩn bị một khoảng sân rộng rãi để tiến hành tổ chức trò chơi. Chẩn bị hai bao bố dày để không là người chơi bị xướt chân khi nhảy nhé!.
Chia tập thể thành 2 hoặc 3 đội chơi, mỗi đội có số lượng người chơi bằng nhau, xếp thành hàng dọc và đứng sau vạch xuất phát.
Khi có tiếng còi xuất phát của quản trò, bạn đầu tiên sẽ bước vào bao bố, cằm chắc miệng bao và nhảy thật nhanh đến vạch đích, sau đó nhảy ngược lại vạch xuất phát để đưa bao bố cho người thứ hai. Cứ tiếp tục cho đến hết lượt, đội nào về sơm nhất là đội chiên thắng.
1Kéo co – trò chơi dân gian ngày Tết mang tính tập thể
Nếu muốn tổ chức một trò chơi dân gian ngày Tết cực kỳ sôi động, vui nhộn và mang tính tập thể cao, thì đừng bỏ qua trò chơi kéo co này nhé.
Đây là trò chơi thường xuyên xuất hiện trong các hoạt động tập thể, vì nó mang lại sự náo nhiệt từ những tiếng reo hò, cổ vũ, mang đến sự hồi hộp vì sự gây cấn của trận đấu.
Đây sẽ là một trò chơi dân gian dịp Tết mang đến nhiều điều thú vị và vui nhộn cho ngày Xuân thêm tưng bừng đấy!
Cách chơi kéo co
Đầu tiên, để có thể tổ chức trò chơi dân gian ngày Tết kéo co này, bạn cần tìm một khoảng sân rộng rãi để có thể thoải mái tổ chức.
Thông thường, trò chơi này sẽ thu hút rất nhiều người tham gia trò chơi và cổ vũ. Kế đến, là một sợi dây thừng dài và được buộc mảnh vải ở giữa. Chia tập thể thành hai đội chơi, mõi bên có số người chơi bằng nhau
Khi có hiệu lệnh của quản trò, hai đội cùng ra sức kéo, và cố gắng kéo cho mảnh vải được cột ở giữa đang lui về phía đội mình. Kết thúc trò chơi khi một trong hai đội bị kéo ngược về bên kia, đội bị kéo về bên kia sẽ là đội thua cuộc.
Đi cà kheo
Đi cà kheo một trò chơi dân gian ngày Tết mang đậm truyền thống dân tộc. Mặc dù khó chơi và đòi hỏi người chơi phải có một sức khỏe tốt cùng với sự khéo léo nhịp nhàng toàn bộ cơ thể, nhưng đi cà kheo luôn thu hút đông đảo mọi người.
Các cuộc thi cà kheo được tổ chức tại các vùng quê vào dịp Tết, trò chơi tạo được tiếng cười sảng khoái cho người theo dõi bởi sự hấp dẫn, bất ngờ.
Cách đi cà kheo
Ban tổ chức sẽ chuẩn bị cho người chơi những cây cà kheo dài ngoằng. Nhiệm vụ của các người chơi là phải điều khiển và di chuyển cà kheo thật nhanh nhạy, khéo léo mới về được đích.
Tuy nhiên trò chơi này cũng cực kỳ nguy hiểm, nếu như bạn không giữ được thăng bằng rất dễ bị ngã đấy.
Đánh đu
Trò chơi dân gian đánh đu là một trong những trò chơi không biết đã có từ lúc nào, đây được xem là một nét đẹp văn hóa trong các dịp lễ, tết…
Các chàng trai, cô gái trong những trang phục rực rỡ sắc màu, hòa cùng tiếng trống, tiếng reo hò và bay lên không gian tạo nên bức tranh ngày Tết tràn đầy sức xuân nơi miền quê.
Cách chơi đánh đu
Bên cạnh đình hay một thửa ruộng rộng rãi, khô ráo người ta sẽ chuẩn bị các cây tre to, dài để làm cột đu. Một cây đu có thể được trồng bởi 4-6 cây tre to. Cần đu cũng là những cây tre dài nhưng thon nhỏ gọn và chắc để tránh xảy ra trượt hay tuột tay lúc đu nhanh.
Có rất nhiều cách để người chơi có thể làm cho dây đu di chuyển. Đối với người chơi một mình thì có thể khởi động rồi nhảy lên nhún đu để đu bay lên cao dần, hay có thể lên đu rồi cho một chân xuống dưới đất để lấy đà đẩy cho dây đung đưa hoặc có thể nhờ những người chơi đang chờ lượt đến đẩy giúp.
Đánh đu khi chơi đẹp nhất là đu đôi, các đôi trai gái ưng ý lựa chọn nhau lên đu, người nhún người đẩy.
Đấu vật
Đấu vật một trò chơi thượng võ, cũng là một môn thể thao rất nổi tiếng vào các dịp lễ hội, Tết. Ở Việt Nam, ngoài đấu vật ngày Tết còn có nhiều hội vật tại Làng Sình, Liễu Đôi, Hà Nam, Mai Động…
Đặc biệt khi xưa ở vùng Bắc Ninh, Phú Thọ có những lò vật và những đô vật nổi tiếng. Tương truyền môn đấu vật này đã được bà Lê Chân – nữ tướng tiên phong của Hai Bà Trưng dùng để tuyển binh tướng.
Cách chơi đấu vật
Trước khi bắt đầu, các đô vật sẽ lên khán đài để cùng chào hỏi khán giả và đối phương. Khi có tiếng trống báo hiệu bắt đầu, các đô vật sẽ đi xung quanh nhau, tìm sơ hở của đối phương rồi xông vào ôm lấy nhau mà vật.
Trong quá trình vật, nếu bị đối phương bắt bài thì đô vật sẽ phản kháng bằng cách nằm sát đất để tránh bị vật ngã hoặc nhấc bổng lên. Đợi khi đối phương có sơ hở thì mới vùng dậy để vật lại, cứ như vậy cho đến khi tìm được người thắng cuộc.
Cầu kiều
Đi cầu kiều một trò chơi dân gian có từ thời cổ xưa của người Việt, một trò chơi rất đơn giản nhưng không kém phần thú vị nên thường thu hút được rất nhiều người tham gia. Hiện chỉ còn một đến 2 làng sống ven sông Hồng ở Gia Lâm, Hà Nội là còn tổ chức vào mỗi dịp Tết đến xuân về.
Ban tổ chức thường lựa chọn một bờ đất cao trên một hố đất rộng, bắc một đoạn tre làm cầu. Cũng có nhiều nơi ngày Tết cầu kiều sẽ được bắc ra hồ nước trong làng hay ao nhà nên tính thử thách càng cao hơn rất nhiều.
Cách chơi cầu kiều
Để chơi trò này, cần chuẩn bị một cây tre có thân to và thẳng. Một đầu cây tre buộc trên bờ còn đầu kia buộc vào đầu dây thừng trên cái cọc ở giữa ao, một cây cầu nhưng lại đung đưa trên mặt nước, phía cuối cây cầu có một cành tre trên đó treo các bao lì xì màu đỏ.
Người chơi trò phải đi từ bờ ao ra đến chỗ treo bao thưởng bằng cây cầu tre lắc lẻo đó. Đây cũng là đoạn vui nhất vì có khi chưa đi hết cầu mà người chơi đã bị ngã xuống ao. Nếu ngã mà chưa lấy được giải thưởng thì phải chơi lại.
Ném tung còn
Tung còn (hay ném còn) là trò chơi dân gian đã có từ lâu đời, thường được tổ chức vào dịp đầu năm mới, các lễ hội hằng năm. Trò chơi này gắn liền với đời sống, sinh hoạt, lao động của đồng bào các dân tộc thiểu số, phổ biến nhất là dân tộc Thái, Mường.
Trò chơi ném tung còn vừa có tính văn hóa vừa có tính thể thao, giúp người chơi rèn luyện sự tinh tế, khéo léo. Ngoài ra họ còn được giao lưu, tỏ tình, kết duyên vừa gắn bó, đoàn kết cộng đồng.
Cách chơi ném tung còn
Trò chơi ném tung còn có nhiều cách chơi, nhưng hiện nay chỉ còn có hai cách phổ biến nhất. Cách thứ nhất: Thanh niên nam nữ chưa vợ, chưa chồng thì chơi theo tục tỏ tình, giao duyên.
Nam đứng một bên, nữ đứng một bên, thoạt đầu còn tung sang nhau đại trà, dần dần đôi nào phải lòng nhau tự khắc ném cho nhau. Hình thức này sau cùng là chơi từng đôi một, thông qua hội tung còn, các chàng trai, cô gái nên duyên vợ chồng.
Cách thứ hai: Gọi là tung còn vòng, người chơi đứng ở hai bên cây tre cách tầm từ 15-20m, thay nhau ném quả còn đi qua vòng tròn trên đỉnh cây tre, người đối diện sẽ bắt lấy quả còn và ném lại. Người chiến thắng là người ném qua vòng tròn đó nhiều nhất.
Chọi gà
Chọi gà là một thú chơi tao nhã, hầu hết ở các ngày Tết, ngày Hội đều có, vừa có tính tiêu khiển lại vừa khuyến khích việc chăn nuôi. Vì thế việc lựa chọn kỹ gà bố, gà mẹ rồi đến khi trứng nở ra gà con lại được lựa từ dáng vẻ chân, mỏ, mình, đầu…
Những chú gà nòi được nuôi rất công phu và đưa chúng tập luyện với các chú gà chọi khác để làm quen dần với những trận chiến đấu.
Cách chơi chọi gà
Khi có tiếng trống báo bắt đầu, hai chủ gà sẽ ôm gà chiến của mình vào sới, khi tiếng trống dừng thì chủ gà sẽ thả gà vào sới và vào vị trí quan sát màn tranh đấu của hai “gà thủ”.
Hai con gà chọi lao vào mổ nhau, đập cánh vào nhau, nhảy lên đá móc vào nách, cổ họng, ức của đối phương rất quyết liệt.
Có những trận đấu ngang tài ngang sức diễn ra đến cả mấy tiếng đồng hồ làm người xem rất thích thú và bàn tán sôi nổi xung quanh trận đấu.
Trong quá trình thi đấu nếu như thấy gà đuối sức, người chơi có thể xin dừng cuộc chơi để tránh gây thương tích cho gà.
Chơi đáo
Trò chơi dân gian ngày Tết góp phần tạo nên nét đẹp văn hóa dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống lâu đời của người dân tộc Việt Nam. Chơi đáo là một trò chơi rất phổ biến ở khắp các vùng quê xưa.
Thú vui đánh đáo không chỉ hấp dẫn trẻ em mà cả đối với người lớn bởi nó thể hiện sự khéo léo của người chơi và lại còn có tâm lý ăn thua kích thích dù chỉ là rất ít.
Ngày Tết trẻ em được người lớn mừng tuổi một ít tiền và cũng được phép tiêu tiền nên các trẻ dùng nó vào các trò chơi như đánh đáo rất hấp dẫn.
Cách chơi “Chơi đáo”
Trò chơi rất đơn giản trên một bãi đất bằng phẳng. Tùy theo quy định của người chơi mà khoét lỗ. Dễ thì khoét lỗ to, khó thì khoét lỗ nhỏ. Ngoài lỗ đáo là vạch quy định để từ đó người chơi đứng ném tiền xu về phía lỗ đáo.
Vạch này xa hay gần lỗ đáo cũng do những người chơi tự quy định, càng xa thì càng khó. Đồng xu nào trúng vào lỗ thì người ấy được ăn. Cứ như vậy lần lượt tới người tiếp theo đến khi nào không còn xu nữa thì hết ván.
Trò chơi bắt chạch trong chum
Bắt chạch bắt lươn (hay bắt chạch trong chum) là một trò chơi dân gian có từ lâu đời và được rất nhiều địa phương tổ chức trong dịp lễ, tết, trong đó làng Dưng (Vĩnh Phúc) được xem là nơi diễn ra trò chơi thường xuyên và sôi động nhất.
Trò chơi thường diễn ra ở sân đình, đền với hàm ý để thần, thánh hay thành hoàng làng chứng giám, ban cho tình yêu đôi lứa và cầu sự sinh sôi. Qua trò chơi này, nhiều đôi nam nữ trong làng đã kết tóc xe duyên, thành chồng thành vợ.
Cách chơi bắt chạch trong chum
Bắt trạch trong chum là trò chơi phải có 2 người một nam một nữ để hỗ trợ nhau trong cuộc bắt trạch. Để bắt đầu trò chơi, người ta bày một hàng chum, thường là 5 chiếc, mỗi chum đựng 2/3 nước và thả vào đó một con trạch.
Muốn dự thi phải có hai người: một nam một nữ để cùng hỗ trợ nhau trong cuộc bắt trạch. Và đôi nam nữ này phải tuân theo lệ làng: vừa ôm nhau vừa bắt chạch!
Gái dùng tay phải ôm ngang lưng trai còn tay trái khoắng vào chum nước. Trai tay phải khoắng vào chum nước còn tay trái ôm qua người con gái. Hai người vừa ôm nhau vừa bắt cho đến khi được trạch thì thôi.
Trò chơi đánh phết
Đánh phết là trò thi đấu chơi vào ngày hội xuân ở đồng bằng Bắc Bộ, một trò chơi dân gian giúp rèn luyện thể lực, sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết cộng đồng.
Hàng năm, trò chơi này luôn thu hút được đông đảo các nam thanh niên trai tráng tham gia để cùng nhau thể hiện lại tinh thần thượng võ của dân ta.
Nguồn gốc của trò chơi này theo nhiều người truyền lại là có liên quan đến tục thờ mặt trời (quả phết chuyển động từ đông sang tây và ngược lại). Nhưng cũng có những người lại cho rằng trò chơi này gắn với sự tích Hai Bà Trưng luyện tập binh sĩ.
Cách chơi đánh phết
Sân chơi là sân đình, hai đầu sân (theo hướng Đông – Tây) có vòng tròn vạch vôi hay đào lỗ làm mục tiêu. Đầu tiên, hai đôi đứng hai bên của sân thi đấu chuẩn bị tinh thần và gậy đánh phết.
Sau khi có tiếng còi báo hiệu bắt đầu, đồng thời quả phết được ném vào giữa sân thì hai bên sẽ tiến hành chạy đến và tìm mọi cách để đánh vào quả phết sao cho nó rơi vào lỗ mục tiêu của đối phương. Phe nào đánh được quả phết vào lỗ của đối phương trước sẽ là đội chiến thắng.
Bịt mắt bắt vịt
Ngày Tết hầu hết các làng Việt xưa đều có các trò vui để dân làng cùng chơi lấy may, lấy phước. Trò bịt mắt bắt vịt là trò chơi khá phổ biến.
Người chơi và người xem tập trung tại một bãi đất rộng quây thành một vòng tròn. Ai muốn tham gia bắt vịt thì đăng ký với ban tổ chức.
Cách chơi Bịt mắt bắt vịt
Người chơi và người xem tập trung tại một bãi đất rộng quây thành một vòng tròn. Ban tổ chức chọn những con vịt to, khỏe để chúng có thể chạy và bay nhanh. Hai người chơi bị bịt chặt mắt và đưa vào vòng tròn.
Con vịt sợ hãi kêu và bay, chạy loạn xạ. Người bắt vịt cứ theo tiếng vịt kêu mà chạy theo bắt. Khi con vịt bị bắt thì cuộc chơi kết thúc. Hai người khác lại tiếp tục vào chơi tiếp.
Trên đây là 20 trò chơi dân gian ngày Tết siêu thú vị và vui nhộn ở Việt Nam, bTaskee hy vọng bạn có thể lựa chọn được ít nhất 1 trò chơi để có thể tổ chức cho bạn bè, gia đình của mình cùng chơi, tạo tiếng cười rộn rã cho một ngày đầu năm mới siêu náo nhiệt và vui nhộn bạn nhé!
>>> Xem thêm nội dung về Tết Nguyên Đán:
- Trước Tết Mọi Người Thường Làm Gì?
- Phong Tục Hái Lộc Đầu Năm: Ý Nghĩa Và Cách Hái Lộc Để May Mắn Cả Năm