Tết Trung thu đang đến gần, bạn đã biết chuẩn bị những món ngon nào để thưởng thức cùng gia đình và bạn bè chưa? Đừng bỏ lỡ bài viết này, bTaskee sẽ gợi ý cho bạn hơn 6 món ăn Trung thu truyền thống và hiện đại, từ bánh trung thu thơm ngon đến các món ăn độc đáo khác. Đảm bảo bạn sẽ có một mùa trăng rằm tháng Tám thật đáng nhớ và trọn vẹn hương vị!
6+ Món Ăn Không Thể Thiếu Trên Mâm Cơm Người Việt
Bánh Trung Thu
Bánh Trung thu là món ăn đặc trưng nhất mỗi dịp Tết Trung thu và trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong mùa đoàn viên. Bánh Trung Thu được chia làm 2 loại chính: bánh nướng và bánh dẻo với nhiều hình dáng, kích cỡ và đa dạng các loại nhân khác nhau.
Ngoài ra, bánh còn là món quà để mọi người tặng nhau vào dịp rằm tháng Tám vì theo quan niệm xưa, ăn bánh Trung thu sẽ có một cuộc sống viên mãn và tròn đầy như chiếc bánh.
>> Khám phá: Nguồn Gốc Bánh Trung Thu Có Từ Đâu Và Ý Nghĩa Là Gì?
Gỏi Bưởi
Gỏi bưởi trên mâm cỗ ngày đoàn viên mang ý nghĩa về sự kết nối và đoàn kết gia đình, gợi lên mong muốn gia đình sum vầy. Với hương vị đa dạng và cách trình bày độc đáo, gỏi bưởi là món ăn độc đáo và quý báu. Thường được làm từ các nguyên liệu như: miếng thịt gà, tôm hay các loại hải sản tươi ngon. Món ăn thể hiện sự hòa quyện giữa hương vị chua cay, ngọt thanh và cay cay của nước mắm tỏi ớt.
Chè Trôi Nước
Chè trôi nước còn có tên gọi khác là “chè đoàn viên”, là món tráng miệng đặc trưng của người Việt và thường có mặt vào những dịp lễ. Hạt trôi mềm mịn, ngọt ngào, được nấu trong nước cốt dừa thơm ngon, không thể chối từ. Sở dĩ món chè này có mặt trên mâm cỗ ngày Trung thu là để tượng trưng cho sự tròn đầy, đoàn tụ, gắn kết và sum họp của những người xa nhà trở về với gia đình.
Món Ốc
Rằm tháng Tám là thời điểm ốc thường rất ngon do không sinh sản nhiều, ruột rỗng, không có con và giàu vitamin A nhất, nên ăn sẽ rất tốt cho mắt. Do đó, người xưa tin rằng ăn ốc vào mùa Trung Thu có thể giúp mắt sáng như ánh trăng rằm. Bên cạnh đó, các món ốc còn được tượng trưng cho sự sung túc, thịnh vượng và may mắn.
Cốm
Cốm là một món ăn đặc trưng nổi tiếng vào dịp tết Trung thu không kém gì bánh Trung thu, đặc biệt là ở các tỉnh miền Bắc. Mùa thu là thời điểm vụ mùa cốm được thu hoạch nên được ví như một món quà ý nghĩa, biểu tượng cho sự sung túc và may mắn cho ông trời ban tặng cho con người. Những hạt cốm thơm ngon, tạo ra hương vị đặc trưng của Tết Trung thu.
Canh Khoai Môn
Theo tín ngưỡng dân gian, ăn khoai môn vào ngày Trung thu sẽ giúp xua đuổi xui xẻo và thu hút may mắn. Ngoài ra, món canh khoai môn hầm xương còn chứa nhiều vitamin và chất xơ tốt cho sức khỏe như nhuận tràng, hạn chế táo bón.
Các Món Ăn Chế Biến Từ Ngó Sen
Ngó sen trong dịp Tết Trung thu biểu tượng cho sự cát tường và đoàn viên. Nguyên liệu này được chế biến thành nhiều món khác nhau như: gỏi sen, canh ngó sen, chả cá ngó sen,…để tạo ra những món ăn đặc biệt, đầy hương vị cho mùa lễ này. Ngoài ra, trong ngó sen cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp bổ máu, tốt cho hệ tiêu hoá, giảm stress.
Thế Giới Ăn Gì Vào Ngày Tết Trung Thu?
Trung Quốc: Bánh Yuebing (Bánh Trung Thu Nướng)
Bánh Trung Thu Trung Quốc còn được gọi là Yuebing (Nguyệt Bính) nghĩa là “Bánh Mặt Trăng”. Loại bánh này có hình tròn, mặt bánh được in chữ Hán mang ý nghĩa cầu chúc mọi điều tốt lành cho tết đoàn viên.
Bánh Trung thu của người Hoa khá giống bánh của người Việt, với lớp vỏ mỏng và nhân từ hạt sen, đậu xanh, trứng muối… Tuy nhiên, ở mỗi vùng của Trung Quốc, món bánh truyền thống này lại có những biến tấu riêng theo khẩu vị đặc trưng.
Hàn Quốc: Bánh Songpyeon (Bánh Trăng trung)
Người Hàn thường ăn bánh Songpyeon vào dịp Trung thu vì họ tin rằng đời người có lúc thăng lúc trầm cũng như mặt trăng lúc tròn lúc khuyết. Do đó bánh Songpyeon còn được gọi là “Bánh Trăng Khuyết”.
Về cách chế biến, bánh Songpyeon được làm từ bột nếp, bí đỏ, dâu tây, hạt dẻ, vừng, mật ong rồi chết hình bán nguyệt. Sau đó người ta hấp bánh trên lớp lá thông trong nhiều giờ. Hương vị của trăng trắn cũng rất đặc biệt, đậm đà của mùa thu.
Nhật Bản: Bánh Tsukimi Dango
Bánh Tsukimi Dango biểu tượng cho mặt trăng, có lớp vỏ dai dẻo, được làm từ bột Shiratama pha với bột Joshinko và mật ong. Hình tròn của bánh có độ nét tương đồng với bánh trôi nước của Việt Nam. Đối với người Nhật Bản, bánh Tsukimi Dango có thể hiện niềm tin về sự tồn tại của thỏ ngọc sống trên cung trăng cùng Ngọc Hoàng.
Vào dịp Trung thu, bánh Tsukimi Dango được xếp thành tháp để cúng tổ tiên, cầu mong cho mùa màng bội thu. Sau khi cúng, bánh được nướng cho lớp vỏ giòn nóng, quét mật ong và thưởng thức cùng đậu đỏ hoặc đậu nành.
** Lưu ý: Thông tin về phong thủy, tín ngưỡng chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Câu Hỏi Thường Gặp
Người Ăn Chay Có Thể Dùng Các Món Ăn Gì Đặc Trưng Của Ngày Trung Thu?
Người ăn chay hoàn toàn có thể dùng các món ăn đặc trưng của Trung thu như các loại bánh Trung thu chay với đa dạng các loại nhân khác nhau như đậu xanh, sầu riêng, gừng,… Ngoài ra, còn có các món truyền thống như: xôi cốm, gỏi bưởi và gỏi sen. Riêng các món gỏi có thể trộn chung với các loại rau củ và thay bằng nước mắm chay để nêm nếm.
Món Ăn Trung Thu Dành Cho Trẻ Em Gồm Những Món Nào?
Trẻ em thường sẽ bị thu hút đối với các món ăn có hình thù ngộ nghĩnh và có vị ngọt nhiều. Bạn có thể tham khảo các loại bánh Trung thu hình con vật, bánh trung thu rau câu với nhiều màu sắc, dễ ăn và phù hợp với khẩu vị của bé.
Những Món Ăn Trung Thu Đặc Trưng Dành Cho Người Ăn Kiêng Là Gì?
Người ăn kiến có thể tìm đến những món ăn Trung thu ít đường như bánh Trung thu ít calo, bánh Trung thu không đường hoặc bánh Trung thu dưỡng thực. Đối với các phương tiện truyền thông món ăn, người ăn kiến hoàn toàn có thể tự làm tại nhà để điều chỉnh gia vị phù hợp với bản thân.
Trung thu trở nên đặc biệt không chỉ nhờ ý nghĩa mà còn là những món ăn đặc sản. Qua nội dung trên của bTaskee, hy vọng bạn đọc sẽ tìm được món ăn phù hợp cho ngày tháng tám cùng gia đình. Chúc mọi người có một mùa Trung thu cuối cùng và ấm áp.