Tết Trung thu là lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc. Tết Trung Thu xưa mang nét đẹp thơ mộng, chứa đựng giá trị văn hóa sâu sắc. Trung Thu xưa và nay đã thay đổi, nhưng nét đẹp truyền thống vẫn được gìn giữ, tô điểm thêm cho bức tranh văn hóa Việt Nam.
Nguồn Gốc và Ý Nghĩa của Tết Trung Thu
Tết Trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Truyện kể rằng, vua Đường Minh Hoàng đã lên cung trăng và ấn tượng với vẻ đẹp huyền ảo ở đây. Khi trở về, vua quyết định tổ chức Tết trung thu hàng năm để tưởng nhớ về khoảnh khắc tuyệt vời đó.
Còn tại Việt Nam, Trung thu còn được gọi là Tết Đoàn Viên hay Tết Thiếu Nhi, mang ý nghĩa gắn kết gia đình, chia sẻ tình cảm và tạo dựng những kỷ niệm đẹp. Hình ảnh nổi bật nhất vào đêm rằm tháng Tám là Chị Hằng và Chú Cuội, cùng với đó là các em nhỏ vui chơi trên phố.
>> Bạn có biết:
- Tết Trung Thu Còn Có Tên Gọi Khác Là Gì? Vì Sao Lại Vậy?
- Còn Bao Nhiêu Ngày Nữa Đến Trung Thu 2024? Đếm Ngược Trung Thu 2024
Tết Trung Thu Xưa Và Nay Khác Nhau Chỗ Nào?
Món Ăn Trung Thu Xưa Và Nay
Trung thu xưa | Trung thu ngày nay |
Bánh Trung thu gồm các loại bánh nướng, bánh dẻo truyền thống, và được làm thủ công. Nhân bánh chủ yếu là đậu xanh, thập cẩm. Vị bánh đơn giản, mộc mạc. Bánh hình tròn truyền thống, hoa văn đơn giản. | Bánh Trung thu nay được sản xuất công nghiệp, đa dạng về hình thức và hương vị. Có nhiều loại nhân bánh như trà xanh, rau câu, vi cá, hạt điều,… Đa dạng về hình dáng, hoa văn tinh xảo, phù hợp làm quà biếu. |
Đồ Chơi Trung Thư Xưa Và Nay
Trung thu xưa | Trung thu ngày nay |
Đèn lồng truyền thống, phỗng đất, trống lắc tay, đèn kéo quân, mặt nạ, đầu sư tử, tò he… Đơn giản, mang đậm nét truyền thống. | Đèn lồng điện tử, đồ chơi bằng nhựa, mô hình nhân vật hoạt hình, đồ chơi sáng tạo… Đa dạng, bắt mắt, hiện đại. |
Trang Trí Trung Thu Xưa Và Nay
Trung thu xưa | Trung thu ngày nay |
Làm thủ công từ giấy dó, giấy nhiễu, tre, mây. Hình dáng đơn giản, mang đậm nét truyền thống như cá chép, cua, thỏ…Cách trang trí: Treo đèn lồng trước nhà, trên phố. | Làm từ nhựa, kim loại, sử dụng pin. Hình dáng đa dạng, bắt mắt, có thể kết hợp đèn led.Cách trang trí: Treo đèn lồng, tạo góc check-in với nhiều phụ kiện như backdrop, decal. |
Mâm Cỗ Trung Thu Xưa Và Nay
Trung thu xưa | Trung thu ngày nay |
Mâm cỗ Trung thu đơn giản với 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành và bánh nướng, bánh dẻo. Mâm cỗ thường được bày cùng với đồ chơi thủ công như đèn ông sao, đèn lồng. | Mâm cỗ ngày nay trở nên phong phú hơn với nhiều loại bánh kẹo, hoa quả đa dạng và trang trí cầu kỳ, bắt mắt hơn. |
Hoạt Động Vui Chơi Tết Trung Thu
Trung thu xưa | Trung thu ngày nay |
Hoạt động Trung thu dân gian như rước đèn, múa lân Trung thu, phá cỗ Trung thu cùng gia đình, bạn bè. Những hoạt động thường diễn ra ở sân đình hay trước nhà. | Bên cạnh các hoạt động truyền thống, nhiều hình thức vui chơi mới ra đời, đáp ứng nhu cầu giải trí đa dạng như học làm bánh Trung thu, camping cùng bạn bè, chụp ảnh concept Trung thu… |
Phong Tục Cúng Trăng Cổ Truyền
Trung thu xưa | Trung thu ngày nay |
Nghi lễ Tế nguyệt (cúng Mặt Trăng), thưởng nguyệt (ngắm trăng) gồm các hoạt động như bày mâm cỗ cúng trăng, rước đèn, múa rồng lửa, đố chữ…Lễ vật bao gồm: Bánh Nguyệt nương, nhành cây trong nước, hoa quả theo mùa, nhang, đèn… Ý nghĩa của nghi lễ là cầu bình an, may mắn, thể hiện lòng thành kính với thần Mặt Trăng. | Nghi lễ cúng trăng được giản lược, tập trung vào việc bày mâm cỗ và thưởng thức. Lễ vật: các loại hoa quả, bánh kẹo, đồ uống.Ý nghĩa chính của lễ cúng nhằm mong cầu bình an, tạo nên không khí vui tươi, đoàn viên cho gia đình. |
Hình Ảnh Đẹp Về Tết Trung Thu Xưa
Dù thời gian có trôi qua, Tết Trung thu vẫn luôn là dịp để mọi người sum họp, sẻ chia những khoảnh khắc ấm áp bên gia đình, bạn bè. Những hình ảnh đẹp đẽ của Tết Trung thu xưa vẫn mãi sống trong lòng mỗi người Việt. Dù cuộc sống có bận rộn, đừng quên dành thời gian bên gia đình để Tết Trung thu luôn vẹn tròn ý nghĩa.