Tư thế ngồi đúng giúp bảo vệ sức khỏe, hạn chế các bệnh về xương khớp, máu lưu thông dễ dàng và nhiều lợi ích khác. Cùng bTaskee tìm hiểu cách ngồi đúng tư thế theo chuyên gia để phòng tránh những tác hại tiềm ẩn.
Tác hại nghiêm trọng khi ngồi sai tư thế
- Tốc độ tuần hoàn máu giảm: Đường lưu thông khí huyết bị thu hẹp lại, xuất hiện tình trạng tắc nghẽn mạch máu và hệ thống tuần hoàn máu giảm đi. Tình trạng này kéo dài sẽ gây tác động không nhỏ đến gan, thận, tim, dạ dày,… Do đó, người bệnh luôn xuất hiện cảm giác mệt mỏi, cơ thể suy nhược, năng suất lao động bị giảm sút.
- Đẩy nhanh quá trình lão hóa xương: Cột sống có thể bị cong theo tư thế ngồi và xuất hiện tình trạng đau mỏi vai gáy, đau cổ và lưng, mất tập trung, đau đầu,… Đây là nguyên nhân thúc đẩy quá trình lão hóa xương diễn ra nhanh hơn, gặp nhiều vấn đề về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, bệnh cột sống,…
- Ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa: Không gian dành cho hệ tiêu hóa bị thu hẹp và chèn ép các cơ quan nội tạng. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến quá trình tiêu hóa của cơ thể diễn ra chậm, hiệu quả kém, kèm theo một số triệu chứng như khó tiêu, trào ngược dạ dày hoặc đau thắt dạ dày,…
- Thường xuyên đau đầu: Quá trình lưu thông khí huyết bị ảnh hưởng, làm giảm lượng máu truyền đến hệ thần kinh và tăng tình trạng đau đầu, gây choáng váng,…
- Dễ bị cận thị: Khoảng cách từ mắt đến máy tính hoặc đến sách vở không đúng theo quy chuẩn của tư thế ngồi đúng sẽ nhanh bị mỏi và tăng khả năng bị cận thị.
- Gây stress, mệt mỏi: Làm việc với máy tính không đúng tư thế sẽ khiến bạn cảm thấy dễ mệt mỏi và căng thẳng hơn so với người ngồi đúng tư thế. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn trở nên cáu gắt với bạn bè và những người xung quanh, đồng thời làm tăng nguy cơ mất ngủ dẫn đến cơ thể luôn uể oải.
- Hiệu suất công việc giảm: Đối với dân văn phòng, khi ngồi làm việc không đúng tư thế sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, đau lưng, hệ miễn dịch bị suy giảm,… Những nguyên nhân này làm giảm sự tập trung trong công việc, hiệu suất công việc bị giảm đáng kể.
Những tư thế ngồi sai cần tránh
Bất kì tư thế ngồi nào khiến cơ hoặc dây chằng bị căng quá mức đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cơ thể. Một số tư thế cần tránh để ngăn các bệnh cột sống:
- Ngồi một chỗ trong thời gian dài.
- Ngồi nghiêng sang 1 bên.
- Ngồi bắt chéo mắt cá chân.
- Ngồi bắt chéo đầu gối.
- Ngồi với tư thế lưng bị chông chênh.
- Căng cổ nhìn màn hình máy tính, màn hình điện thoại hoặc đọc sách trong thời gian dài.
Sau một ngày dài làm việc năng suất, hầu như ai cũng muốn nghỉ ngơi, thư giãn. Đặt lịch dịch vụ giúp việc nhà theo giờ để bTaskee hỗ trợ nhanh chóng mọi yêu cầu cho gia đình bạn.
Tải app bTaskee để hẹn lịch nhanh chóng với các Chị Ong Cam nhé!
Thế nào là tư thế ngồi đúng chuẩn nhất của chuyên gia để tránh các bệnh cột sống?
Tư thế ngồi làm việc đúng của dân văn phòng
Bạn hãy đặt cánh tay ở vị trí tạo với khuỷu tay 90 độ khi sử dụng bàn phím hoặc chuột. Dân văn phòng nên dùng những ngón tay để sử dụng bàn phím, không nên đặt lòng bàn tay chạm vào phím để hạn chế mỏi khi gõ phím liên tục.
Bạn lựa chọn kích thước chuột máy tính vừa bàn tay để dễ sử dụng. Sau thời gian làm việc dài, bạn nên thực hiện những bài tập giãn gân cốt để giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Tư thế ngồi đúng đối với học sinh, sinh viên
Khoảng cách từ mắt đến sách tối ưu nhất đối với học sinh tiểu học từ khoảng 20 đến 30cm. Đây là khoảng cách lý tưởng để lưng có thể thẳng, không gây cảm giác mỏi và giúp trẻ đọc, viết rõ hơn.
Góc học tập của trẻ cần có đủ ánh sáng và độ cao của bàn cần phù hợp với chiều dài lưng khi ngồi. Tư thế ngồi học đúng chuẩn mà học sinh, sinh viên cần phải làm là luôn giữ thẳng lưng.
Khi đó, xương cột sống vuông với mặt ghế để tránh cảm giác đau mỏi và giúp ngồi lâu hơn. Đây là điều cần thiết để ngăn ngừa bệnh cột sống ở học sinh, sinh viên.
Cách ngồi đúng tư thế khi lái xe
Bạn cần tạo điểm tựa cho cột sống thắt lưng bằng cách sử dụng một giá đỡ đặt phía sau lưng. Bên cạnh đó, tư thế ngồi đúng khi đầu gối phải cao ngang hoặc hơn phần hông một chút.
Hãy đặt chân lên mặt phẳng sàn và thả lỏng hoàn toàn cơ thể khi không lái xe. Khi lái xe, bạn nên bố trí ghế ngồi sao cho cơ thể cảm thấy thoải mái, không tạo áp lực lên cột sống dẫn đến co thắt cơ và đau lưng.
Câu hỏi thường gặp
- Tư thế ngồi đúng để không bị mỏi lưng mà các tài xế lái xe cần phải lưu ý?
– Khoảng cách ghế: Chỉnh ghế ngồi sao cho khi nhấc chân khỏi phanh thì đầu gối phải gập 120 độ. Nếu khoảng cách khi duỗi chân quá dài sẽ gây ra tình trạng mất sức khi đạp phanh.
– Độ nghiêng của ghế: Tư thế ngồi ghế lái chuẩn là lưng tài xế phải song song với cột vô lăng. Ngoài ra, tài xế nên điều chỉnh ghế sao cho lưng vẫn tỳ vào ghế và cổ tay khi lái cảm thấy thoải mái.
– Tay đặt vô lăng: Nếu coi vô lăng là đồng hồ thì tay nên đặt ở vị trí 3h và 9h. Khoảng cách từ cơ thể đến vô lăng khoảng 30cm, giúp vai thả lỏng, tay thoải mái khi lái xe. - Các bài tập thể dục giảm đau lưng dành cho dân văn phòng có tư thế ngồi không đúng?
– Bài tập căng ngực: Kéo căng phần ngực và vai sau khi làm việc giúp giảm đau mỏi, hạn chế bệnh gù lưng.
– Bài tập nhún vai: Giúp vai thả lỏng hơn sau khi ngồi làm việc quá lâu, hỗ trợ kéo căng cơ bả vai và giúp tuần hoàn máu tốt hơn.
– Bài tập xoay cột sống: Giảm tình trạng căng thẳng ở các cạnh sống lưng. Bạn có thể thực hiện động tác này trong tư thế ngồi hoặc đứng.
– Bài tập xoay cổ: Bài tập thư giãn nhanh chóng để giảm căng cơ cổ và đau vai gáy hiệu quả. - Lợi ích khi ngồi đúng tư thế?
– Tăng khả năng tuần hoàn máu.
– Tăng khả năng tập trung.
– Giảm tình trạng cận thị.
– Tránh mắc các bệnh về xương khớp.
– Làm giảm tình trạng căng cơ và tránh gặp các vấn đề nhức mỏi.
– Làm giảm quá trình hao mòn các khớp, cơ.
Trên đây là tư thế ngồi đúng, chuẩn chuyên gia dành cho dân văn phòng, học sinh, sinh viên và tài xế lái xe. Hãy hình thành và giữ thói quen ngồi đúng để bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé!
>>> Xem thêm bài viết liên quan:
- Yoga văn phòng – Lợi ích và các tư thế tập chuẩn nhất
- Hướng dẫn bài tập cổ cho dân văn phòng giảm đau nhức
- Một số bài tập vai gáy cho dân văn phòng hiệu quả tức thì
Hình ảnh: Freepik, Adobe Stock, Upright Go, Shutterstock, ergokid Singapore, iStock.