Văn khấn dọn ban thờ ngày Tết là một phần không thể thiếu trong nghi lễ đón Tết của người Việt. Cùng với việc chuẩn bị lễ vật, việc đọc văn khấn dọn ban thờ cũng cần được thực hiện trang trọng và đúng nghi thức.
bTaskee sẽ giúp bạn tổng hợp bộ văn khấn dọn ban thờ ngày Tết chi tiết nhất, cho đến các lưu ý cần nhớ khi thực hiện. Tham khảo ngay để mang lại sự bình an, tài lộc cho gia đình trong năm mới.
Ý Nghĩa Của Văn Khấn Dọn Ban Thờ Ngày Tết
Theo truyền thống Việt Nam, mỗi dịp Tết đến, các gia đình thường thực hiện nghi thức bao sái bàn thờ để lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang và làm mới không gian thờ cúng.
Thực hiện văn khấn dọn ban thờ ngày Tết mang ý nghĩa thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, tri ân các bậc bề trên đã phù hộ gia đình trong năm qua. Đồng thời, văn khấn Tết cũng là lời cầu chúc bình an, thịnh vượng và những điều tốt đẹp cho gia đình trong năm mới.
Văn Khấn Dọn Ban Thờ Ngày Tết Đầy Đủ Nhất
Tổng hợp từ Lịch Ngày Tốt, dưới đây là 2 bài văn khấn trước và sau khi dọn ban thờ, bao sái chi tiết nhất để gia chủ tham khảo:
Văn Khấn Dọn Ban Thờ, Bao Sái
Nam mô a di Đà Phật! (Lặp lại 3 lần, vái lạy 3 vái)
Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Con kính lạy Cửu huyền thất tổ, Hội đồng bà cô, Hội đồng ông mãnh, Gia tiên, Chư vị hương linh dòng họ………
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………..Tuổi…Đại diện cho toàn gia (tên, tuổi hoặc năm sinh những người trong nhà)
Ngụ tại:…………………………………….……………………
Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…. (Âm lịch / Dương lịch / Tiết khí), tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân, trà quả, đốt nén hương thơm dâng lên trước án.
Tín chủ chúng con có lời thưa rằng: Nay được ngày lành, tháng tốt, Tín chủ con xin phép được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh.
Cúi xin Chư vị Tôn thần, Cửu huyền thất tổ, Hội đồng bà cô, Hội đồng ông mãnh, Gia tiên, Chư vị hương linh dòng họ…. Mong các vị tạm ẩn, tạm lánh, độ cho cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ. Cho cung tài không động, cung lộc không hao.
Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.
Nam mô a di Đà Phật! (Lặp lại 3 lần, vái lạy 3 vái)
**Lưu ý: Hãy chờ cho hương tàn trước khi bắt đầu thực hiện bao sái để đảm bảo sự trang nghiêm và tôn kính.
Văn Khấn An Vị Sau Khi Dọn Ban Thờ
Nam mô a di Đà Phật! (Lặp lại 3 lần, vái lạy 3 vái)
Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Con kính lạy Cửu huyền thất tổ, Hội đồng bà cô, Hội đồng ông mãnh, Gia tiên, Chư vị hương linh dòng họ………
Tín chủ (chúng) con là:…………………………………….. Tuổi…Đại diện cho toàn gia (tên, tuổi hoặc năm sinh những người trong nhà)
Ngụ tại:…………………………………….……………………
Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…. (Âm lịch / Dương lịch / Tiết khí), tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân, trà quả, đốt nén hương thơm dâng lên trước án.
Tín chủ chúng con có lời thưa rằng: Nay được ngày lành, tháng tốt, Tín chủ con chọn được thời khắc hoan hỷ để sái tịnh lại hương án cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh.
Nay việc đương đã tròn, Cung thỉnh Chư vị Tôn thần, Cửu huyền thất tổ, Hội đồng bà cô, Hội đồng ông mãnh, Gia tiên, Chư vị hương linh dòng họ…. hồi vị hương án cho con được tiếp tục phát tâm thờ phụng.
Xin các vị các Ngài độ cho tấm lòng thành, phù cho gia chủ con được an bình, thuận lợi, cuộc sống duyên lành mang tới, duyên dữ mang di. Tài lộc đủ đầy, việc đương thăng tiến. Tâm trần con có, Lễ trần con dâng, Nếu âm điều con có thiếu sót, kính xin được tha thứ, chở che.
Mong các vị các Ngài linh thiêng giáng hạ, Chúng con xin kính thành cẩn cáo.
Nam mô a di Đà Phật! (Lặp lại 3 lần, vái lạy 3 vái)
4 Điều Gia Chủ Cần Lưu Ý Khi Đọc Văn Khấn Dọn Ban Thờ Ngày Tết
1. Sửa soạn mâm cúng Tết chu đáo
Một mâm cúng đầy đủ lễ vật sẽ bao gồm:
- 1 đĩa xôi
- 1 miếng thịt luộc
- 1 đĩa hoa trái theo mùa
- 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ
- 3 chén rượu nhỏ
- 1 tách nước sôi để nguội
- 3 lễ tiền vàng
- 2 lọ hoa tươi
2. Đọc văn khấn đúng cách
Gia chủ nên đọc văn khấn rõ ràng, từ tốn, từng câu chữ. Thái độ cần thành tâm, thể hiện sự tôn trọng đối với tổ tiên và thần linh.
3. Lựa chọn ngày giờ hợp phong thủy
Để lễ dọn bàn thờ mang lại nhiều may mắn, gia chủ nên chọn ngày và giờ đẹp, phù hợp với tuổi của mình. Tránh thực hiện nghi lễ vào những ngày giờ xung khắc hoặc không tốt trong phong thủy.
Theo quan niệm xưa, gia chủ tránh lau dọn bàn thờ trong những ngày xấu như mùng 3, 4, 15, và 16 âm lịch. Đây được xem là các ngày vượng âm, có thể ảnh hưởng xấu đến tài lộc và may mắn.
4. Trang phục lịch sự, trang trọng
Trang phục khi làm lễ cần lịch sự, gọn gàng, thể hiện sự tôn nghiêm, nên tránh mặc quần áo nhăn nhúm, lôi thôi hoặc không phù hợp. Đặc biệt, tuyệt đối không sử dụng trang phục ngắn, phản cảm nhằm giữ tính trang trọng cho nghi thức.
Câu Hỏi Thường Gặp
Ai Sẽ Là Người Đọc Văn Khấn Dọn Ban Thờ Ngày Tết?
Thông thường, người thực hiện nghi thức đọc văn khấn dọn bàn thờ ngày Tết là gia chủ hoặc nam giới trong gia đình.
Tuy nhiên, phong tục này có thể thay đổi tùy vào mỗi gia đình và truyền thống địa phương, người phụ trách đọc văn khấn có thể là bất kỳ thành viên nào thành tâm và hiểu rõ nghi thức.
Có Thể In Văn Khấn Dọn Bàn Thờ Để Đọc Không?
Có thể. Tuy nhiên gia chủ nên tự tay viết bài khấn Tết trên giấy tốt, sạch và đẹp. Thể hiện sự trân trọng và lòng thành kính đối với tổ tiên và các vị thần linh.
Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích giúp gia chủ chuẩn bị văn khấn dọn bàn thờ ngày Tết chu đáo.Thực hiện nghi lễ bao sái bàn thờ không chỉ thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, mà còn giúp gia đình sẵn sàng đón một năm mới an khang, thịnh vượng.
Đừng quên theo dõi bTaskee để có thêm nhiều thông tin bổ ích, chăm sóc tổ ấm đón Tết bình an, trọn vẹn!