Trước tết mọi người thường làm gì? là câu hỏi muôn thủa của người dân Việt Nam. Sau đây, bTaskee tổng hợp thông tin lại cho bạn dưới bài viết sau nhé!
Dọn dẹp nhà cửa
Đây chắc chắn là một trong các bước chuẩn bị cho ngày Tết Cổ Truyền. “Nhà có thể lớn, có thể nhỏ, có thể không khang trang” nhưng chắc chắn phải sạch sẽ.
Bởi dọn dẹp nhà cửa đón Tết chính là dọn dẹp lại những bộn bề; bụi bặm của một năm đã qua. Đồng thời sắp xếp, làm mới không gian sống.
Tục dọn dẹp nhà cửa trước Tết còn mang một ý nghĩa đời sống văn hóa của dân tộc ta. Nhiều người quan niệm rằng: Thần tài sẽ gõ cửa những ngôi nhà ngăn nắp, sạch sẽ. Hay “đầu năm gọn gàng sạch sẽ, cả năm sẽ sung túc, đủ đầy”.
Thời gian bắt đầu dọn nhà đón Tết
Trước tết mọi người thường làm gì? Hằng năm, bắt đầu từ trước ngày 23 tháng Chạp; nhiều gia đình sẽ bắt đầu tổng vệ sinh, dọn dẹp lại nhà cửa. Mọi nơi bám bụi hay những ngóc ngách; những vết bẩn cứng đầu đều phải được làm sạch để gia đình đón Tết.
Tuy nhiên, với nhịp sống hiện đại, hối hả như ngày nay; việc tổng vệ sinh trong nhà cuối năm trở nên khó khăn. Công việc bận rộn những ngày giáp Tết của các thành viên trong gia đình; và khối lượng công việc khi tổng vệ sinh nhà cửa là quá lớn.
Trang trí nhà cửa
Có rất nhiều ý tưởng để chúng ta trang trí nhà cửa ngày Tết mà bạn có thể lựa chọn. Sau đây là một vài gợi ý cho bạn trang trí:
Trồng hoa, chưng cây
Tết đến xuân về là thời khắc vạn vật sinh sôi nảy nở. Không khó để chúng ta bắt gặp sắc màu sặc sỡ của những khu chợ hoa Tết. Chưng cây, chưng hoa ngày Tết đã trở thành thói quen không thể thiếu của đại đa số người Việt.
Sắc màu của hoa không chỉ mang lại không khí mùa xuân mà còn có ý nghĩa riêng của chúng. Mỗi loại hoa được người ta tin rằng sẽ mang đến cho gia đình những điềm lành riêng.
Thế nên vào những ngày giáp Tết; đừng ngại ngần gì mà hãy sắm ngay cho gia đình mình những chậu hoa xinh xắn. Hoặc nếu là người yêu thích việc trồng cây; thử trổ tài ngay với các loại hoa dễ trồng vào dịp Tết để ngắm nhìn “thành quả lao động” của mình.
Dọn dẹp, chưng hoa bàn thờ
Trước tết mọi người thường làm gì? Theo truyền thống, trên bàn thờ gia tiên những ngày giỗ chạp, cúng rằm, Tết,… luôn phải có chén nước, bát hương, hoa quả và một bình hoa đẹp.
Cắm hoa trên bàn thờ gia tiên là hành động thể hiện lòng thành kính; trang nghiêm, lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên.
Chưng hoa trên bàn thờ có rất nhiều điểm cần phải lưu ý đối với gia chủ. Bởi không phải tất cả các loại hoa đều thích hợp để đặt lên bàn thờ. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn những loại hoa chưng bàn thờ ngày Tết thông dụng nhất.
Tùy thuộc theo vùng miền, mỗi nơi sẽ có một cách dâng hoa khác nhau. Nhưng nhìn chung, việc chưng hoa trên bàn thờ ngày Tết có những quy tắc sau:
- Không nên đặt lọ hoa quá to hoặc quá nhỏ để đảm bảo tính cân đối các lễ vật trên bàn thờ.
- Không nên kết hợp quá nhiều loại hoa cùng lúc vì sẽ gây mất thẩm mỹ cho.
- Lựa chọn hoa chưng bàn thờ kỹ lưỡng, ưu tiên những cành hoa còn nụ, mới chớm nở. Tránh những hoa đã nở to vì chúng mau héo tàn.
Trang trí phòng khách
Theo phong thủy, phòng khách được xem là nơi tích tụ và thu hút vượng khí của cả ngôi nhà. Phòng khách có nổi bật, tràn đầy năng lượng tích cực thì vượng khí mới dồi dào, mạnh mẽ.
Thế nên hãy trang trí phòng khách bằng cách dọn dẹp sạch sẽ, vệ sinh sofa, rèm cửa nhanh chóng. Sau đó trang trí phòng khách bằng một số các loại cây cảnh.
Lưu ý, bạn hãy chọn những cây phù hợp với thiết kế nội thất và có độ lớn phù hợp không gian nhà bạn. Điều này giúp bạn không gặp phải trường hợp cây chiếm hết không gian phòng khách.
Hoặc muốn đảm bảo phòng khách được thoáng đãng; trong lành nhưng vẫn “đổi gió” trong năm mới, bạn có thể thay đổi một vài chi tiết trong căn phòng như:
- Thay vỏ gối sofa theo các gam màu của Tết
- Treo câu đối Tết, treo tranh về Tết
- Chưng chậu cây nhỏ trên bàn tiếp khách
- Làm mới rèm cửa
Nhiều gia đình đã lựa chọn sử dụng dịch vụ giúp việc theo giờ để giảm đi gánh nặng việc nhà. Lựa chọn này có thể giúp các gia đình đón Tết một cách hiện đại; nhưng vẫn không làm mất đi nét đẹp truyền thống từ bao lâu nay.
Tải app bTaskee tại đây
Sơn lại nhà cửa
Trước tết mọi người thường làm gì? Sau một năm hứng chịu các tác động của thời tiết, ngôi nhà bạn sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Nếu chúng bị bạc màu, loang lổ, rêu mốc. Hãy nhanh chóng “thay áo mới” cho ngôi nhà của bạn để chuẩn bị đón Tết.
Một ngôi nhà tươi mới, khang trang luôn khiến cho tâm trạng con người phấn chấn hơn. Không gian tươi mới đó sẽ tiếp thêm động lực cho chúng ta gặt hái được nhiều thành công hơn.
Ngược lại, ngôi nhà ẩm thấp, xuống cấp sẽ ảnh hưởng đến tâm lý. Điều này không chỉ làm cho ngôi nhà trở nên thiếu sinh khí mà còn khiến cho gia chủ khó gặp may mắn trong cuộc sống.
Thế nên, khi chuẩn bị đón Tết; nếu cảm thấy cần thiết, hãy sơn sửa lại nhà cửa để chào đón nguồn năng lượng tích cực mới vào nhà. Lưu ý, khi sơn nhà, bạn hãy chọn sơn đảm bảo chất lượng và màu sơn hợp phong thủy. Có vậy, năm mới sẽ thêm may mắn, mọi việc sẽ trở nên thuận lợi hơn.
Mua thực phẩm ngày Tết
Ẩm thực Việt vốn phong phú đa dạng. Vào ngày Tết, những món ăn truyền thống lại càng hấp dẫn hơn. Không chỉ có những món ăn trên mâm cơm ngày Tết; thực phẩm ngày Tết còn được trải dài từ bánh mứt, các loại hạt cùng trái cây, thức uống cực kỳ phong phú.
Để chuẩn bị món ăn ngày Tết; nhiều gia đình tất bật đi mua sắm thực phẩm ngay từ những ngày trước giao thừa. Từ thực phẩm tươi sống, nguyên liệu nấu ăn đến các loại thực phẩm đóng gói trong thời điểm này đều trở nên cực kỳ “nhộn nhịp” trên thị trường.
Khi chuẩn bị bánh kẹo ngày Tết và các loại thực phẩm khác; bạn nên chọn những địa chỉ mua hàng đáng tin cậy. Đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ và giá cả để tránh lãng phí và bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
>> Xem thêm: Tổng Hợp 15+ Phong Tục Tết Truyền Thống Đậm Đà Bản Sắc Việt
Chuẩn bị những món ăn ngày Tết
Trong các bước chuẩn bị cho ngày Tết, không gian nhà bếp là nơi không thể bị lãng quên. Mất đi sự hiện diện của những món ăn truyền thống là mất đi những ngày đầu năm ý nghĩa. Chuẩn bị món ăn ngày Tết, những thói quen nấu ăn của người Việt thường sẽ là:
Nấu bánh chưng
Chuẩn bị món ăn ngày Tết; làm sao chúng ta bỏ qua được bánh chung. Chiếc bánh chưng dân dã luôn là hương vị ẩm thực đặc trưng của người Việt mỗi dịp năm mới về. Ý nghĩa của chiếc bánh chưng ngày Tết và sự tích bánh chưng chắc hẳn già trẻ ai cũng biết. Toàn bộ chiếc bánh chưng đều là những nguyên liệu nấu ăn truyền thống của dân tộc: lá dong, gạo nếp, đậu xanh, hành, thịt heo,…
Bánh chưng xuất hiện vào các dịp quan trọng trong năm; đặc biệt là vào ngày Tết để thể hiện lòng biết ơn của nhân dân với trời đất. Không những thế; bánh chưng còn là món quà thể hiện tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của con cháu với ông bà cha mẹ, tổ tiên.
Nấu bánh chưng ngày nay đã là một thói quen không thể thiếu trong các bước chuẩn bị cho ngày Tết. Hình ảnh cả nhà ngồi hàng tiếng đồng hồ cùng nhau canh nồi bánh chưng; sẻ chia về những chuyện một năm đã qua luôn là điều mà mỗi khi nói đến Tết thì ai ai cũng nhớ về.
Nấu mâm cơm ngày Tết
Tùy thuộc vào từng vùng miền mà mâm cơm ngày Tết ở mỗi nơi lại có sự khác biệt. Điểm chung của tất cả những mâm cơm này là mỗi món ăn đều mang ý nghĩa cầu mong một năm sung túc, đủ đầy. Dù ở vùng miền nào, khi mùa xuân đến; các bước chuẩn bị cho ngày Tết không thể vắng hình ảnh mâm cỗ Tết của gia đình.
Mâm cỗ ngày Tết bao giờ cũng thịnh soạn. Chỉ cần đến những ngày gần Tết, nhà nào cũng sẽ bày những mâm cơm ngày Tết tươm tất để cúng ông bà tổ tiên. Rồi tất cả các thành viên trong gia đình cùng quây quần thưởng thức. Để chuẩn bị món ăn ngày Tết; các thực phẩm và nguyên liệu đã phải được chọn mua và bảo quản kỹ càng bởi bàn tay của các bà, các mẹ trong gia đình.
Bữa cơm gia đình vốn đã quý giá. Với chúng ta, những món ăn và tiếng cười nói rộn ràng trong bữa ăn ngày Tết lại càng thêm rộn ràng và vô giá hơn bao giờ hết.
Bày mâm ngũ quả
Bên cạnh việc chuẩn bị món ăn mâm ngũ quả ngày Tết cũng là một biểu tượng không thể thiếu trong những ngày đầu năm. Mâm ngũ quả ba miền có sự khác biệt nhưng nhìn chung đều mang những ý nghĩa riêng của nó.
Trước hết, mâm ngũ quả thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn; thể hiện lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên. Bởi từ ngày xưa, những thức quả bày trên mâm là sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức miệt mài của những người dân lao động.
Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết sao cho đẹp và ý nghĩa là tùy thuộc vào quan niệm của từng vùng. Tuy vậy, người Việt chúng ta đều có những nguyên tắc chung khi bày mâm ngũ quả chuẩn bị đón Tết:
- Tránh bày những loại quả có gai nhọn như: mít, sầu riêng, dứa,… vì bàn thờ là nơi thiêng liêng, không nên đặt những gì sắt nhọn, nặng mùi.
- Tuyệt đối không đặt hoa quả giả để thờ cúng vì thiếu tôn trọng gia tiên; thần linh, sẽ dễ bị “quở trách”.
- Chọn hoa quả chưa chín tới để tránh cho chúng nhanh bị hỏng.
- Lau sạch hoàn toàn nước trên hoa quả sau khi rửa để tránh quả bị thối ở những chỗ có đọng nước.
Làm đẹp cho bản thân
Tất bật chuẩn bị đón Tết cho gia đình, bạn cũng đừng quên sửa soạn cho bản thân. Năm mới, hãy chào đón một “tôi” thật mới bằng những bộ quần áo mới toanh theo sở thích; thử trải nghiệm một kiểu tóc khác; hoặc đơn giản là quyết tâm lấy lại vóc dáng xinh đẹp của mình,… Tất cả sẽ giúp bạn thật tự tin chào năm mới. Thử làm đẹp cho bản thân để chào Tết bằng ba bước cơ bản sau:
Chăm sóc da
Sở hữu một làn da đẹp đón Tết là điều mà ai cũng mong muốn; bất kể phái đẹp hay phái mạnh. Càng về Tết, bạn càng cần chăm chút cho làn da của mình hơn. Hãy chú ý chăm sóc da đúng cách vào những ngày giao mùa. Giữ nếp sinh hoạt và ăn uống lành mạnh để dưỡng da từ bên trong.
Chăm sóc tóc
Làm tóc cũng được xem là một trong các bước chuẩn bị cho ngày Tết. Càng về cuối năm, càng nhiều người đổ xô đi làm tóc mới. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể thực hiện ngay kiểu tóc mà mình mong muốn. Nhân viên tiệm làm tóc sẽ “lắc đầu” ngay nếu mái tóc của bạn quá yếu để có thể thực hiện những kiểu tóc bạn muốn.
Thế nên hãy chăm sóc tóc của mình hằng ngày thật kỹ. Tránh các tác nhân gây hư tổn tóc như bụi bẩn, tiếp xúc nhiệt thường xuyên, v.v,… Ngoài ra, bạn cần nạp vào cơ thể những thức ăn dinh dưỡng có lợi cho tóc để chăm sóc chúng từ bên trong. Vậy là đã có thể tự tin trải nghiệm một kiểu tóc mới để “F5” cho bản thân rồi.
Chăm sóc vóc dáng
Bên cạnh việc chăm chút lại vóc dáng; việc chọn đồ tết và phối đồ cũng là một phương pháp tuyệt vời để bạn trở nên xinh đẹp và nổi bật vào những ngày đầu năm. Hãy lựa chọn những bộ quần áo thật xinh; khéo léo khoe những ưu điểm trên cơ thể để thêm phần tự tin.
Thường xuyên vận động thể dục thể thao cùng gia đình để nâng cao sức khỏe và cải thiện vóc dáng bạn nhé!
Hoàn trả các món nợ cũ
Dù ít ai nhắc đến nhưng hoàn trả các món nợ cũ là một trong các bước chuẩn bị cho ngày Tết. Việc không trả nợ đúng hẹn, đặc biệt là trước Tết là một vấn đề luôn được rất nhiều người quan tâm. Nhiều người quan niệm rằng, không trả nợ trước Tết sẽ khiến người ta gặp xui xẻo cả năm.
Vì thế, cuối năm là dịp để mọi người có thể hoàn tất những khúc mắc, hiểu lầm, nợ nần của năm cũ. Để bước sang năm mới, mọi người thoải mái hơn và có một cái Tết trở nên vui vẻ, xóa tan mọi lo lắng, buồn phiền.
Cúng Tất Niên
Theo truyền thống, lễ cúng tất niên thường được tổ chức vào chiều ngày cuối cùng của năm (30 Tết hoặc 29 Tết nếu tháng Chạp không đủ 30 ngày). Tuy nhiên, ngày nay các gia đình có thể sắp xếp tổ chức tiệc tất niên sớm hơn một chút tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh.
Với ý nghĩa là bữa cơm cuối năm nên bạn không cần thiết phải chuẩn bị mâm cỗ quá cầu kỳ; nhưng cũng không được quá sơ sài. Tùy theo từng phong tục từng vùng miền các món trên mâm cúng sẽ khác nhau. Hãy hỏi ý kiến của người lớn để chuẩn bị mâm cỗ phù hợp với truyền thống gia đình bạn nhé.
Một vài điều bạn cần chú ý để có lễ cúng tất niên diễn ra xuôn sẻ:
- Nên trưng hoa tươi trên bàn thờ thay vì sử dụng hoa giả.
- Nên đặt thêm 1 mâm cúng nhỏ riêng ở phía dưới bàn thờ chính để có thêm diện tích đặt các đồ cúng.
- Trên bàn thờ chính nên trưng ít hoa quả tươi, tiền giấy vàng mã, nước trà.
- Tránh khắc khẩu và gây đổ vỡ. Mặc dù những ngày này chúng ta rất bận rộn mà mệt mỏi nhưng theo quan niệm của cha ông thì những điều này mang đến sự không may mắn cho gia đình.
Cúng ông công, ông táo
Trước tết mọi người thường làm gì? Người Việt thường coi việc sửa soạn cho ngày Tết ngay từ ngày 23 tháng Chạp, tức ngày ông Công, ông Táo theo truyền thống.
Trong quan niệm dân gian của người Việt, ông Táo chính là thần bếp người có nhiệm vụ ghi chép những điều tốt và điều xấu mà các thành viên trong gia đình đã làm trong năm với Ngọc Hoàng. Bởi vậy, cứ tới ngày này mọi gia đình sẽ tiến hành dọn dẹp nhà bếp và làm lễ cúng để tiễn ông Táo lên trời.
Mâm lễ cúng thường có hoa quả, mâm cơm, vàng mã, hương, nến,…Đặc biệt phải có mũ ông Công ba cỗ gồm một mũ của Táo bà và hai mũ của hai Táo ông cùng cá chép – phương tiện đưa ông Táo lên trời.
>> Xem thêm chi tiết: Hướng Dẫn Chi Tiết Nghi Thức Cúng Lễ Tết Ông Công Ông Táo
Tảo mộ
Tuy trong quy định chúng ta có ngày thanh minh là ngày lễ tảo mộ ông bà nhưng con cháu vẫn thường đi dọn dẹp cỏ cây quanh mộ ông bà trước ngày Tết.
Theo người xưa, từ ngày 23 tháng Chạp cho đến ngày 30, con cháy trong dòng họ sẽ họp mặt đông đủ và cùng nhau thăm viếng và dọn dẹp mồ mả ông bà. Điều này thể hiện lòng hiếu thảo, phong tục “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam. Dù có đi xa đến đâu và bận rộn đến thế nào, rất ít người có thể quên nghĩa vụ to lớn này.
Mua sắm cây đón Tết
Đi kèm với việc dọn dẹp nhà cửa ngày Tết chính là trang trí nhà cửa ngày Tết. và một trong những thứ người ta sẽ nghĩ đến đầu tiên chính là chậu cây đào, mai, quất để tô điểm cũng như làm sáng bừng sắc xuân cho căn nhà. Đây cũng là truyền thống như để đón điều may mắn và tài lộc vào đầu năm cho gia đình.
Những loại hoa như cúc vạn thọ, cát tường, đồng tiền, loa kèn,.. cũng rất phù hợp để chưng vào ngày Tết.
Mua bánh kẹo, mứt Tết
Trước tết mọi người thường làm gì? Nhắc đến Tết thì làm sao quên được những hương thơm vị ngọt của bánh kẹo. Nhà nào cũng luôn cần chuẩn bị đĩa mứt Tết, khay kẹo để tiếp đãi khách khứa đến chơi như một lời cảm ơn và lời chúc bình an, may mắn đến họ vào dịp đầu xuân năm mới.
Mua sắm quần áo mới
Đầu năm, chúng ta cũng thường có xu hướng đi chùa hay đi chúc Tết ông bà và họ hàng. Thật tuyệt vời nếu bạn có thể chuẩn bị một chiếc áo dài truyền thống để diện trong những ngày đầu năm.
Hãy chọn và mua đồ trước Tết tầm 1 tháng để có thể thoải mái lựa chọn và mua với mức giá ổn định nhé.
Mua các vật dụng, dụng cụ cần thiết
Trước tết mọi người thường làm gì? Có rất nhiều đồ vật tuy nhỏ mà lại đóng vai trò siêu quan trọng trong những ngày Tết.
Vậy nên, hãy chuẩn bị chúng trước nhé: bát, đũa, phong bì, bao lì xì, giấy bút, gia vị nhà bếp,…
Không nên làm gì trước tết để tránh gặp xui xẻo?
Mua đồ đen hoặc trang trí nhà quá tối
Trong phong thủy, màu đen thường tượng trưng cho bóng tối cũng như là âm khí. Nếu mặc đồ hoặc trang trí nhà quá tối trước Tết sẽ đem lại xui xẻo cho gia chủ.
Không những thế còn thu hút tà ma vây quanh nhà, cắt đường làm ăn, khiến gia đình không giàu có lên nổi.
Làm rơi hoặc vỡ đồ đạc
Theo quan niệm dân gian, việc rơi hoặc vỡ đồ đạc được coi là điềm xấu. Nó báo hiệu cho sự mất mát, phá hủy của cải.
Vậy nên hãy tránh rơi hoặc vỡ đồ đạc để phát triển hơn trong năm mới nhé.
Không nên vay tiền
Tết là dịp để đón nhận niềm vui và sự sung túc, vì vậy việc vay tiền trước Tết được xem là việc mang gánh nặng và ảnh hưởng đến tình cảm gia đình.
Ngoài ra, theo quan niệm phong thủy, việc vay tiền trước Tết cũng không tốt vì có thể mang lại sự bấp bênh trong tài chính.
Chôn cất đồ đạc hoặc xây dựng công trình lớn
Trong quan niệm phong thủy, việc chôn cất đồ đạc hoặc xây dựng công trình lớn sẽ làm gián đoạn sự tuần tự, sắp xếp và tạo ra năng lượng tiêu cực trong nhà.
Việc này cũng không tốt cho tâm linh và có thể gây ảnh hưởng đến tài lộc, may mắn của gia đình trong năm mới.
>> Xem thêm chi tiết: 20+ Điều Kiêng Kỵ Ngày Tết Cần Biết Nếu Không Muốn Rước Vận Xui Cả Năm
Câu hỏi thường gặp
- Vì sao cần phải trả nợ trước Tết?
Theo quan niệm xưa nếu không trả nợ trước Tết sẽ khiến người ta gặp xui xẻo cả năm. Vậy nên bạn hãy trả hết nợ trước năm mới để thoải mái, vui vẻ đón Tết nhé!
- Tết nên trang trí khi nào?
Thông thường mọi người sẽ bắt đầu trang trí Tết trước khoảng 3 tuần. Và lặt lá mai tết vào khoảng ngày rằm tháng chạp (15/12 âm lịch).
Chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc trước tết mọi người thường làm gì? qua bài viết trên rồi nhỉ. Xem thêm những bài viết hữu ích khác của bTaskee nhé!
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Tết Làm Gì Để May Mắn? Xem Ngay 12+ Gợi Ý Việc Làm Thu Hút Tài Lộc
- Thay Chân Hương Cuối Năm Vào Ngày Nào? Cách Thay Ra Sao?