Câu hỏi “việc nhà là của ai?” đến này vẫn chưa được lý giải bởi những khuất mắt có phần riêng tư của nó.
Mỗi nơi mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh là nguyên nhân dẫn đến nhiều câu trả lời gây tranh cãi về việc nhà như nội trợ, rửa chén, bếp núc…
1. Việc nhà thời xa xưa
Ngày xưa, người ta quan niệm phụ nữ phải tề gia nội trợ, trông con, chăm sóc gia đình, làm mọi việc nhà:
“Vá may giữ nếp đàn bà
Mũi kim nhỏ nhặt mới là nữ công”
Còn người đàn ông phải khuân vai ra ngoài xã hội, giao tiếp, kiếm tiền khiến cho những định kiến xã hội về phụ nữ bị bó hẹp lại trong khuôn khổ gia đình. Người phụ nữ mất đi nhiều quyền lợi, tự do, tiếng nói và không có nhiều cơ hội để tham gia các công việc xã hội, họ cũng không dám vùng lên tranh đấu vì sợ nhận kết cục bất hạnh.
2. Việc nhà trong thời đại ngày nay
Khi quyền bình đẳng được thực thi, cơ hội dành cho nữ giới được mở ra, nhiều chị em đã có cơ hội được chứng tỏ bản thân mình, nắm giữ nhiều trọng trách quan trọng trong các tổ chức thậm chí chính quyền. Tiếng nói của chị em ngày càng có trọng lượng hơn, uy tín hơn. Tuy nhiên, không biết có phải do tư duy và những mặc định trong quá khứ hay không, mà các chị em càng ngày càng phải lao động nhiều hơn, không chỉ làm việc tại cơ quan mà chị em phụ nữ phải quán xuyến việc gia đình sau mỗi lần đi làm về, đến độ không có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân mình.
3. Việc nhà là của đàn ông hay phụ nữ?
Với mật độ công việc ngang nhau, đàn ông và phụ nữ cũng cần phải biết cách phân chia thời gian làm việc nhà như nhau.
Biết rằng, nhiều cánh đàn ông sẽ so bì: phụ nữ sinh ra là để phục vụ, vì bản năng của mỗi phụ nữ là khéo léo, tỉ mỉ, nhạy cảm hơn trong các công việc gia đình nên phụ nữ phải là người đảm đương. Còn đàn ông với bản năng thô cứng, thiếu tinh tế trong các việc nội trợ sẽ phải làm các công việc khác, tiếp xúc xã hội nhiều hơn để kiếm tiền mang về gia đình và là trụ cột chính trong gia đình.
Lý giải này, đúng nhưng chưa đủ. Bởi lẽ, nếu đàn ông muốn trở thành một chính nhân quân tử , ngoài những việc lớn đàn ông cũng cần phải biết quán xuyến những việc nhỏ nhất, vì chính những việc đấy mới giúp đàn ông ngộ ra nhiều chân lý và giá trị để gây dựng sự nghiệp lớn về sau.
Nếu những việc nhỏ nhặt trong gia đình đàn ông cũng không biết thì liệu việc lớn, đàn ông sẽ đảm nhiệm có tốt hơn không?
Với câu hỏi này, nhiều đàn ông “lém lĩnh” sẽ trả lời “có”. Nhưng theo như quan sát, tỉ lệ những người nhận được thành công cao nhất được bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, trong đó có việc nhà.
Một người đàn ông thành công là một người biết chia sẻ khó khăn với người phụ nữ mình thương, biết dành thời gian cho gia đình chứ không chỉ cắm cúi vào những công việc của riêng mình.
Cho nên, ngoài những việc khác, đàn ông nên dành thời gian chăm chút cho gia đình bé nhỏ, san sẻ với vợ, với mẹ một số công việc nhà để họ cảm thấy mình vẫn còn được quan tâm và yêu thương.
Tóm lại, việc nhà không phải việc của riêng ai mà việc nhà chính là trách nhiệm, ý thức chung của cả đàn ông và phụ nữ để cùng nhau biếtcách xây dựng một gia đình hạnh phúc.