[Khám Phá] Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Bánh Chưng Bánh Giầy Ngày Tết Chi Tiết

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
[A-Z] Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Bánh Chưng Bánh Giầy Ngày Tết
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Từ rất lâu, bánh chưng – bánh giầy đã xuất hiện trong văn hóa đời sống của người Việt Nam. Mỗi độ xuân về, trên những mâm cỗ không thể thiếu vắng bóng dáng của những chiếc bánh chưng xanh và bánh giầy thơm dẻo. bTaskee sẽ chia sẻ đến bạn nguồn gốc và ý nghĩa bánh chưng bánh giầy ngày Tết và vì sao 2 món ăn này được xem là linh hồn của những bữa ăn ngày đầu xuân.

Nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy ngày Tết Cổ Truyền

Theo truyền thuyết, vào đời vua Hùng thứ 6, nhà vua muốn tìm người nối ngôi nên đã ra thử thách cho các con trai: Ai tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên ý nghĩa nhất sẽ được truyền ngôi.

Lang Liêu, người con trai thứ 18, vốn hiếu thảo và chăm chỉ, đã được thần linh báo mộng về cách làm bánh chưng và bánh giầy. Bánh chưng tượng trưng cho Đất với hình vuông, bên trong chứa đựng những sản vật quý của đất trời như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn,… Bánh giầy tượng trưng cho Trời với hình tròn, thể hiện sự dẻo dai và tinh khiết.

Khi dâng lên vua cha, Lang Liêu giải thích ý nghĩa của hai loại bánh, vua Hùng vô cùng cảm động và hài lòng. Vua nhận ra lòng hiếu thảo và trí tuệ của Lang Liêu, nên đã truyền ngôi cho chàng.

Kể từ đó, 2 loại bánh này trở nên không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Bánh được gói bằng lá dong, luộc chín trong nhiều giờ trên bếp lửa. Bánh chưng bánh giầy thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, mong ước về một năm mới sung túc và hạnh phúc.

Nguồn gốc của bánh chưng bánh giầy có từ thời Vua hùng thứ 6.
Nguồn gốc của bánh chưng bánh giầy có từ thời Vua hùng thứ 6.

Đặc điểm của bánh chưng, bánh giầy

Bánh chưng

Bánh chưng được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và lá dong. Bánh có hình vuông, tượng trưng cho đất, và có màu xanh lá cây, tượng trưng cho sự tươi mới và thịnh vượng. Bánh chưng được dùng trong các dịp lễ Tết cổ truyền, để thể hiện lòng biết ơn trời đất, tổ tiên và gia đình.

Ngoài ra, lớp vỏ lá dong có mùi thơm đặc trưng, giúp tạo hương vị đặc biệt cho bánh. Nhân bánh thường được làm từ các nguyên liệu như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn (ba chỉ hoặc nạc vai), muối, tiêu,… theo tỷ lệ nhất định. 

Về hương vị, bánh chưng có vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi béo của đậu xanh, vị mặn của thịt lợn và vị cay nồng của tiêu. Bánh chưng ngon nhất khi ăn nóng chấm nước đường, cùng với dưa hành, thịt mỡ, canh măng và các món ăn truyền thống khác trong ngày Tết.

Đặc điểm của bánh chưng.
Đặc điểm của bánh chưng.

>> Xem thêm: Cách Làm Bánh Chưng Ngày Tết Ngon Đúng Chuẩn Truyền Thống

Bánh giầy

Bánh giầy có hình tròn, tượng trưng cho Trời, kích thước nhỏ, đường kính khoảng 5 – 7 cm. Bánh được làm từ gạo nếp nương, được giã nhuyễn và nặn thành hình tròn. Gạo nếp nương có độ dẻo cao, giúp tạo nên độ dẻo dai đặc trưng cho bánh.

Bánh giầy có vị dẻo thơm của gạo nếp, vị ngọt nhẹ và mùi thơm đặc trưng của nếp. Ngoài ra, bánh ngon nhất khi ăn nóng cùng với chả lụa hay thịt mỡ.

Đặc điểm của bánh giầy ngày Tết.
Đặc điểm của bánh giầy ngày Tết.

Ý nghĩa bánh chưng, bánh giầy ngày Tết Nguyên Đán

Nét đẹp văn hóa tinh thần

Gạo nếp – nguyên liệu làm bánh thể hiện được tinh thần dân tộc. Phần nhân bên trong tượng trưng cho tấm lòng cha mẹ ấp ủ, thai nghén con cái thành hình người để bày tỏ ơn sinh thành với tổ tiên.

Bánh chưng hình vuông, bánh giầy hình tròn tượng trưng cho Đất và Trời; thể hiện được sự hoà hợp âm dương và triết lý Vuông Tròn trong đời sống tâm linh của người Việt.

Nếu như bánh chưng là hiện thân cho sự hy sinh cao cả và hiền dịu của người phụ nữ Mẹ Âu Cơ, thì bánh giầy chính là sức mạnh của Rồng, sự hy sinh lớn lao của Cha.

Không chỉ thế, bánh chưng ngày Tết còn được bày lên bàn thờ cúng để thể hiện lòng hiếu kính của con cháu với tổ tiên cùng những người đã khuất. Bánh chưng cũng là món quà biếu Tết ý nghĩa mà người Việt thường dùng để đi biếu người quen, họ hàng hoặc được bày cùng các vật dụng khác trên mâm ngũ quả đầu năm để thể hiện cho sự tương sinh tương khắc trong ngũ hành.

Nét đẹp văn hóa tinh thần của những chiếc bánh chưng, bánh giầy.
Nét đẹp văn hóa tinh thần của những chiếc bánh chưng, bánh giầy.

Gói trọn tình yêu thương

Bánh chưng là loại bánh truyền thống đầu năm. Thế nên với nhiều người, ý nghĩa bánh chưng ngày Tết rất đơn giản: Thấy bánh chưng là thấy Tết. Vậy nên cho dù đang ở đâu đi chăng nữa.

Mỗi khi Tết đến, người Việt chúng ta luôn muốn được trở về nhà. Cảm giác hạnh phúc là khi ta được quây quần bên gia đình; cùng nhau tìm tòi cách làm bánh chưng; hay những tối cùng mọi người vui đùa khi canh nồi bánh chưng; cảm nhận không khí Tết đang ùa về trong từng hơi thở.

Gói trọn tình thương trong từng chiếc bánh.
Gói trọn tình thương trong từng chiếc bánh.

Tượng trưng cho Đất Trời, âm dương

Bánh chưng, bánh giầy được chế biến từ lúa nếp thơm, một sản phẩm tiêu biểu của nghề trồng lúa nước của dân tộc ta. Chính vì vậy bánh chưng xuất hiện vào ngày Tết như một cách để thể hiện lòng biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu, mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân.

Hơn thế nửa, bánh chưng có hình vuông, bánh giầy có hình tròn chính là sự tượng trưng cho Trời Đất, con người luôn phải biết ơn mảnh đất đã sinh ra và nuôi sống chúng ta.

Bánh chưng bánh giầy tượng trưng cho trời - đất.
Bánh chưng bánh giầy tượng trưng cho trời – đất.

>> Xem thêm: Top 99+ Món Ăn Ngày Tết Cổ Truyền Ngon Miệng, Dễ Làm

Thể hiện sự no đủ, thịnh vượng

Bên ngoài bánh chưng là chiếc lá dong có sẵn từ thiên nhiên, bên trong được chế biến từ nguồn nguyên liệu nấu ăn cội rễ của dân tộc: gạo nếp, đỗ xanh, hành, thịt lợn… Một chiếc bánh chưng đủ đầy các nguyên liệu thể hiện sự sung túc, ấm no.

Bánh giầy với hình tròn đầy đặn chính là sự đầy đủ, thịnh vượng trong cuộc sống. Tuy đó là  chỉ những điều đơn giản nhưng lại là tất cả những mong ước của người dân vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Bánh chưng bánh giầy thể hiện sự no đủ và thịnh vượng.
Bánh chưng bánh giầy thể hiện sự no đủ và thịnh vượng.

Nếu bạn gia đình phải bận rộn với việc nấu bánh chưng, bánh tét ngày Tết mà không có thời gian dọn dẹp nhà cửa, hãy để dịch vụ giúp việc nhà của bTaskee thay bạn! Mọi khu vực trong nhà sẽ được dọn dẹp và lau chùi sạch sẽ bởi sự cẩn thận và chỉn chu của các chị Ong cam!

Tải app bTaskee để đặt lịch dọn dẹp ngày Tết ngay!

Mẹo bảo quản bánh chưng, bánh giầy lâu hư, không lo mốc

Có một số cách bảo quản bánh chưng, bánh giầy hiệu quả như sau:

  • Sau khi nấu chín, rửa bánh lại bằng nước sạch và ép bằng vật nặng để bánh nén chặt hơn.
  • Bảo quản bánh nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Bánh có thể để ở nhiệt độ thường được 5 – 7 ngày.
  • Để bánh vào túi nilon và hút chân không để loại bỏ không khí. Bánh có thể để ở nhiệt độ thường được 10 ngày hoặc trong ngăn mát tủ lạnh được 20 ngày.
  • Để bánh vào ngăn mát tủ lạnh, gói kín bánh để không bị tạp mùi. Bánh có thể để được 10 – 15 ngày.
  • Để bánh vào ngăn đá tủ lạnh, bánh có thể để được 15 – 20 ngày nhưng sẽ mất nhiều thời gian rã đông và hương vị sẽ bớt ngon.
Bảo quản bánh chưng, bánh giầy trong tủ lạnh hoặc trong túi hút chân không sẽ giữ được lâu hơn.
Bảo quản bánh chưng, bánh giầy trong tủ lạnh hoặc trong túi hút chân không sẽ giữ được lâu hơn.

>> Xem thêm chi tiết: Mách Bạn Cách Bảo Quản Bánh Chưng Tết Không Lo Bị Hư, Mốc

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu được nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng bánh giầy ngày Tết. Chúc mọi người có một năm mới an khang, thịnh vượng cùng gia đình và những chiếc bánh thơm ngon!

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services